Sáng kiến kinh nghiệm Xã hội hóa nguồn lực để xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao

1. Bối cảnh của đề tài:

Những năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố Hà Tĩnh chuyển dịch theo hướng kinh tế đô thị, hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ, cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn đô thị và phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. Công tác cải cách hành chính, quản lý hành chính, quản lý Nhà nước được cải tiến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và điều hành. Những năm qua, trên địa bàn đã thực hiện đầu tư xây dựng các khu đô thị, các công trình văn hóa, thể thao, trụ sở các cơ quan công sở, hệ thống giao thông, hạ tầng các khu dân cư được nâng cấp, tăng cường đầu tư, đã tạo cho bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, từng bước hiện đại, văn minh. Quan tâm tập trung chỉ đạo và đầu tư nguồn lực xây dựng 5/5 xã về đích nông thôn mới. Hoạt động văn hóa, xã hội ngày càng khởi sắc. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và khu vực.

2. Lý do chọn đề tài:

Việc huy động xã hội hóa nguồn lực để xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ khó khăn và đặt biệt cốt lõi của xây dựng nông thôn mới nói chung và NTM nâng cao, người dân là trung tâm, là chủ thể.

Là Chủ tịch một xã, trực thuộc UBND Thành phố, với chức năng nhiệm vụ thực hiện theo Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; quản lý nhà nước trên các mặt trong đó có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng xã đạt Nông thôn mới nâng cao.

Với lý do trên tôi chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm “Xã hội hóa nguồn lực để xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng caothông qua sáng kiến, giúp cho bản thân vận dụng thực tiễn một cách, linh hoạt và sáng tạo hơn, nâng tầm nhìn, tính tư duy phản biện, tránh rập khuôn máy móc, từ đó có cơ sở, để nghiên cứu, đề xuất, xây dựng xã đạt NTM nâng cao.

docx 10 trang Lê Ngọc 23/01/2025 1000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xã hội hóa nguồn lực để xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xã hội hóa nguồn lực để xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao

Sáng kiến kinh nghiệm Xã hội hóa nguồn lực để xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÃ HỘI HÓA NGUỒN LỰC XÂY DỰNG XÃ ĐẠT NTM NÂNG CAO
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề: 
1. Bối cảnh của đề tài: 
Những năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố Hà Tĩnh chuyển dịch theo hướng kinh tế đô thị, hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ, cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn đô thị và phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. Công tác cải cách hành chính, quản lý hành chính, quản lý Nhà nước được cải tiến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và điều hành. Những năm qua, trên địa bàn đã thực hiện đầu tư xây dựng các khu đô thị, các công trình văn hóa, thể thao, trụ sở các cơ quan công sở, hệ thống giao thông, hạ tầng các khu dân cư được nâng cấp, tăng cường đầu tư, đã tạo cho bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, từng bước hiện đại, văn minh. Quan tâm tập trung chỉ đạo và đầu tư nguồn lực xây dựng 5/5 xã về đích nông thôn mới. Hoạt động văn hóa, xã hội ngày càng khởi sắc. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và khu vực. 
2. Lý do chọn đề tài: 
Việc huy động xã hội hóa nguồn lực để xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ khó khăn và đặt biệt cốt lõi của xây dựng nông thôn mới nói chung và NTM nâng cao, người dân là trung tâm, là chủ thể. 
Là Chủ tịch một xã, trực thuộc UBND Thành phố, với chức năng nhiệm vụ thực hiện theo Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; quản lý nhà nước trên các mặt trong đó có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng xã đạt Nông thôn mới nâng cao. 
Với lý do trên tôi chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm “Xã hội hóa nguồn lực để xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao” thông qua sáng kiến, giúp cho bản thân vận dụng thực tiễn một cách, linh hoạt và sáng tạo hơn, nâng tầm nhìn, tính tư duy phản biện, tránh rập khuôn máy móc, từ đó có cơ sở, để nghiên cứu, đề xuất, xây dựng xã đạt NTM nâng cao. 
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 
Phạm vi trên địa bàn xã;
Đối tượng nghiên cứu: Nguồn lực xã hội hóa cho xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. 
4. Mục đích nghiên cứu: 
Mục tiêu thông qua kinh nghiệm tìm ra được cách vận động, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân. 
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Đây là đề tài sáng kiến mới, tao bước đột phá nhanh trong xây dựng đạt xã NTM nâng cao 
PHẦN NỘI DUNG
II. Giải quyết vấn đề: 
1. Cơ sở lý luận chung: 
- Từ thực tiễn đúc kết như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói” Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Tầm quan trọng của việc huy động nhân dân vào cuộc trên tất cả các mặt của đời sống trong đó có huy động nguồn lực. 
+ Nói đến huy động nguồn lực là bao trùm: Trí lực, nhân lực, vật lực nhằm giải quyết những khó khăn trong xây dựng các chỉ tiêu đạt nông thôn mới nâng cao. 
+ Quan điểm của Đảng và Nhà nước: 
Trong quá trình xây dựng và phát triển Thành phố Hà Tĩnh luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành Trung ương, sự giúp đở của các tổ chức Quốc tế đã đầu tư nguồn vốn hỗ trợ xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội từ nhỏ đến lớn, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, làm thay đổi diện mạo đô thị; 
Đảng và Nhà nước nói chung, cấp uỷ chính quyền các cấp ở Thành phố nói riêng luôn luôn quan tâm và đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa nhiều công trình nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Cùng với các chính sách của Tỉnh trong khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng Tỉnh đạt NTM giai đoạn 2022-2025. 
+ Các văn bản nhà nước có liên quan: 
Một số văn bản quan trọng đang có hiệu lực hiện hành như: 
- Luật xây dựng số 50/2014 ban hành ngày 18/6/2014; 
- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; 
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
- Nghị định số 15/2021 NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư ; 
- Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và đầu tư công trình xây dựng; 
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; 
- Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. 
- Nghị định số 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. 
- Nghị định số 45/2021/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; 
Ngoài ra còn một số Văn bản khác của các Bộ, ngành liên quan khác như: Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ NN và PTNT...các Văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ về xã hội hóa huy động nguồn lực. 
Các văn bản pháp quy của Nhà nước ngoài việc hướng dẫn thực hiện, thì còn đưa ra các quy định cụ thể để xem xét, xác định các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Luật Xây dựng tại các Điều 112, 113, 114: “phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của Chủ đầu tư, của tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng”. Điều 120 khoản 1: “Tổ chức, cá nhân kể cả người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động đầu tư và xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam nếu vi phạm pháp luật về xây dựng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. 
2.Thực trạng của vấn đề: 
Thực trạng: 
Qua rà sóat đối chiếu với 7 tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao theo Quyết định 29/2019/QĐ-UBND tỉnh. Tỷ lệ xã hội hóa nguồn lực trên các tiêu chí còn thấp. Để xây dựng xã đạt NTM nâng cao đạt nhanh, bền vững đề xuất “Xã hội hóa nguồn lực để xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao” như sau: 
Căn cứ theo từng tiêu chí để đánh giá và theo từng tiêu chí để tăng cường công tác xã hội hóa một cách phù hợp với thực tế, bền vững nhất 
Thuận lợi: Nhân lực trên địa bàn dồi dào, nhiều loại vật tư sẵn có, kết hợp với nhiều doanh nghiệp, cá nhân có ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù hợp với một số nội dung của các tiêu chí. 
Khó khăn: Một bộ phân nhân dân chưa nhận thức cao về vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, công tác tuyên truyền vận động trong thực hiện xây dựng NTM nâng cao có lúc có khi chưa đồng bộ.
3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề 
a. Phân tích vấn đề 
Việc xây dựng NTM nâng cao là hoạt động nhằm xây dựng tổng hòa các mối quan hệ, từ quy hoạch, kế hoạch, xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội; sản xuất, việc làm, thu nhập, hộ nghèo; giáo dục, y tế, văn hóa; cảnh quan môi trường; an ninh trật tự, hành chính công; khu dân cư kiễu mẫu 
b. Nguyên nhân vấn đề 
1. Nguyên nhân khách quan. 
Thứ nhất là, Quy hoạch phải mang tính khoa học vừa giữ yếu tố kế thừa, gữi bản sắc, nhưng phải gắn với tầm nhìn, phát triển, bền vững lâu dài; 
Thứ hai là, Quản lý quy hoạch còn lõng lẽo, chuyên môn về công tác quản lý quy hoạch còn có nhiều bất cập, kinh phí cho việc số hóa, cắm mốc còn khó khăn. 
Thứ ba là, Hạ tầng kinh tế xã hội chưa đồng bộ:Đường giao thông đi trước quy hoạch dẫn đến phải mỡ rộng, giải phóng mặt bằng nhiều; Các vùng sản xuất được quy hoạch sau dẫn đến việc đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ tưới tiêu cần khối lượng lớn. 
Thứ tư là sản xuất đang thuần nông; các hợp tác xã, liên doanh liên kết ít đang nhỏ lẽ, kinh tế trên địa bàn chủ yếu nhân dân sản xuất nông nghiệp 
Thứ năm là cảnh quan môi trường còn một số bộ phận nhân dân chưa vào cuộc đang còn xem đây là nhiệm vụ của chính quyền. Chưa thực sự chủ động trong trồng bão vệ cây xanh, phân loại rác tại hộ, xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường trước khi xã thải ra hệ thống thoát nước chung khu vực. 
Thứ sáu là việc xây dựng kinh tế vườn hộ, xây dựng vườn mẫu chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế. 
2. Nguyên nhân chủ quan. 
- Ý thức của một số bộ phận nhân dân chưa cao, còn xây dựng công trình ảnh hưởng quy hoạch 
- Công tác chỉ đạo, có lúc, có tiêu chí chưa đều. 
- Năng lực tham mưu của một số bộ phận chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu trên một số lĩnh vực, tiêu chí. 
- Việc tuyên truyền, dân vận trong nhân dân có lúc chưa được sâu rộng. 
3. Hậu quả của vấn đề 
- Các tiêu chí chậm triển khai, khó đạt chuẩn. 
- Đời sống kinh tế- văn hóa của nhân dân chậm được nâng cao 
- Chính trị-Trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ; 
4. Giải quyết vấn đề
+ Về Quy hoạch: Triển khai quy hoạch bài bản có tính kế thừa, đúng tiêu chuẩn. Tổ chức quản lý và đầu tư xây dựng đúng quy hoạch; xử lý nghiêm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. 
Tăng cường chỉ đạo tổ quản lý trật tự đô thị, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhân dân thực hiện quản lý theo quy hoạch được duyệt, kịp thời tham mưu xử lý các trường hợp xây dựng vi phạm quy hoạch; 
Công bố, triển khai mốc giới từ bản vẽ ra thực địa để thuận lợi cho công tác quản lý: Xã hội hóa từ vật tư đến nhân công trong lắp đặt các mốc gới theo quy hoạch được duyệt. Địa bàn thôn nào thì vận động thôn thực hiện việc đúc cọc mốc và lắp đặt; xã phối hợp đơn vị tư vấn để định vị triển khai từ hồ sơ ra thực địa. Nhân dân vừa thực hiện vừa nắm bắt được các mốc giới thuận lợi cho quá trình quản lý, thực hiện theo quy hoạch. 
+ Về hạ tầng kinh tế xã hội: 
Giao thông, thủy lợi: Căn cứ hiện trạng giao thông, thoát nước tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường, xử lý các điểm úng ngập, tắc ngẽn dòng chảỷ. Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế- xã hội đúng theo quy hoạch được duyệt; kêu gọi các nguồn lực, xã hội hóa nguồn lực trong nhân dân, con em xa quê, doanh nghiệp trên địa bàn kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ của các cấp ngân sách để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo theo quy định. 
Hạ tầng trên địa bàn thôn nào thì huy động nhân dân trên thôn đó triển khai. Đảm bảo dân biết, dân bàn, dân triển khai thực hiện và dân thụ hưởng. 
+ Về sản xuất -việc làm- thu nhập- hộ nghèo: Thực hiện kế hoạch phát triển hàng hóa chủ lực của xã gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp đô thị. Tạo thêm công ăn việc làm từ các ngành nghề trên địa bàn, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Kết hợp sản xuất nông nghiệp sạch, xanh gắn với du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề. 
Theo quy hoạch, thực trạng địa hình, thổ nhưỡng hướng dẫn chỉ đạo nhân dân xây dựng các mô hình kinh tế, liên danh, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng, vệ sinh môi trường, giá thành sản phẩm. 
+ Giáo dục- y tế - Văn hóa: Tăng cường đào tạo nghề, hướng dẫn KHKT, công nghệ, cung cấp thông tin để phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cách thức làm ăn phù hợp với điều kiện , tăng tỷ lệ lao động việc làm qua đào tạo; Vận động nhân dân tham gia bảo hiểm XH tự nguyện, BH y tế đạt >95%; bảo tồn phát triển văn hóa thể thao. 
Bảo tồn phát triển những bộ môn thể thao đạt được thành tích cao như đua thuyền, cờ tướng. Phát huy, bảo tồn, những làn điệu dân ca ví dặm được lưu giữ trong nhân dân.
Phát huy sức mạnh của các dòng họ trên địa bàn từng thôn trong phát triển cộng đồng văn hóa, học tập, bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử văn hóa của dòng họ, địa phương. 
+ Cảnh quan môi trường: Tăng mật độ hang rào xanh, cây xanh trên các tuyến đường; tuyên truyền phân loại rác tại hộ; xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo quy định trước khi đấu nối vào hệ thống chung khu vực. 
Tuyên truyền vận động nhân dân trong giữ dìn cảnh quan, vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm. Cùng chung tay đóng góp xây dựng tăng mật độ cây xanh, quản lý, chăm sóc cây xanh sau khi được trồng, phân loại rác tại hộ, có ý thức trong bảo vệ cảnh quan môi trường chung. 
Huy động xã hội hóa trồng, chăm sóc cây xanh trên các trục đường thôn, xóm, các khu vực công công. 
+ An ninh trật tự, hành chính công: đảm bảo ANTT trên địa bàn, tăng cường quản lý tình hình ANTT trên địa bàn, xử lý nghiêm theo quy định các vụ việc vi phạm đến ANTT; triển khai tốt các thủ tục về hành chính công, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân đến giao dịch làm việc trong khu vực hành chính công, sử dụng các dịch vụ công mức độ 3, 4 để tránh gây phiền hà cho người dân. 
Tuyên truyền để mọi người dân nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật; hướng dẫn để nhân dân khai thác các dịch vụ công trên nền tảng công nghệ số một cách có hiệu quả về chất và lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi cần thực hiện các giao dịch hành chính công. Từ đó giảm được thời gian, kinh phí, công sức cho nhân dân. 
Xây dựng và triển khai nhân rộng tốt mô hình “Tổ liên gia tự quản về ANTT”. 
Xã hội hóa trong lắp đặt, kết nối camera an ninh trên từng thôn xóm với khu vực trung tâm xã, nhằm thuận lợi cho công tác kiểm tra, bảo vệ, truy xuất khi cần thiết. Kịp thời xử lý những tình huống vi phạm xãy ra trên toàn địa bàn. 
+ Khu dân cư kiểu mẫu: 
Bám theo 10 tiêu chí khu dân cư mẫu để chỉ đạo; đối với các thôn đã đạt KDCM tiếp tục cũng cố nâng cao các tiêu chí, các thôn chưa đạt tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân triển khai theo khung kế hoạch đã đề ra. 
Đặc biệt chú trọng các tiêu chí tốn kinh phí ít nhưng hiệu qua cao: Như sắp xếp đồ đạc nhà ở, chỉnh trang vườn hộ, công trình chăn nuôi, vệ sinh môi trường. 
Đối với các tiêu chí như xây dựng vườn hộ: có phân công con người cụ thể để hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. Với đặc điểm chất đất, địa hình, diện tích vườn trong từng hộ dân lớn, rất thuận lợi cho mô hình kinh tế vườn hộ gắn với liên kết các hộ, thành lập hợp tác xã để thuận lợi hơn cho công tác sản xuất, quảng bá hình ảnh, tiêu thụ sản phẩm. 
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM
Triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao nhanh, huy động được mọi người dân cũng tham gia từ đó giảm được ngân sách đầu tư, tăng nguồn xã hội hóa. Tạo cho nhân dân phát huy tính tự chủ, là chủ thể trong xây dựng NTM. 
Khi người dân đã vào cuộc thì công tác xây dựng, quản lý, nâng cấp sau này sẽ thuận lợi, dễ dàng và phát huy hiệu quả cao hơn. 
5. Khả năng ứng dụng và triển khai của sang kiến: Đối với phạm vi, lĩnh vực cụ thể hướng phát triển của sáng kiến. 
Khả năng ứng dụng của sáng kiến cao, rộng rãi áp dụng cho các xã xây dựng NTM trên các địa phương. Trên cơ sở từng lĩnh vực, từng tiêu chí có cách tiếp cận, triển khai nhanh đạt hiêu quả cao. Qua sáng kiến theo tình hình thực tế của từng địa phương nhằm tiếp tục đổi mới phát triển sâu, rộng hơn. 
6. Ý nghĩa của sáng kiến: Đối với phạm vi, lĩnh vực được áp dụng, lợi ích mang lại của sang kiến. 
Có ý nghĩa to lớn trong phạm vi xã, Thành phố, Tỉnh và cả nước, lợi ích của sáng kiến mang lại cách thức triển khai nhanh, hiệu quả, phù hợp thực tế của từng địa phương. Đặc biệt sáng kiến nhằm mục đích tuyên truyền, vận động xã hội hóa mọi nguồn lực với mức tối đa, tạo sự đồng tình hưởng ứng tích cực trong nhân dân. Tạo được ý thức người dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. 
PHẦN KẾT LUẬN:
1. Những bài học kinh nghiệm: 
Qua nghiên cứu lý luận kết hợp thực tiễn nộ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xa_hoi_hoa_nguon_luc_de_xay_dung_xa_da.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Xã hội hóa nguồn lực để xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao.pdf