Sáng kiến kinh nghiệm Thực tiễn và giải pháp nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Hiện nay, đất nước ta đang bước sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh hội nhập quốc tế trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi mới, nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới. Trong văn kiện các Đại hội, các Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng và nhiều văn bản khác đã đề cập toàn diện đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ. Vị trí, vai trò của công tác cán bộ gắn liền với tiến bộ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và rèn luyện Đảng ta cho rằng, cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Như vậy, cán bộ là “cầu nối” giữa Đảng, cơ quan nhà nước với Nhân dân. Không có cán bộ thì không có đường lối đúng và khi đã có đường lối đúng mà không có cán bộ thì không có người tổ chức cho dân chúng thực hiện. Theo đó, cán bộ là cái gốc của mọi công việc và muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém mà ra. Để phát huy được vai trò của cán bộ thì Đảng phải luôn quan tâm đến công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, coi đây là nội dung quan trọng hàng đầu của công tác tổ chức.
Qua việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; các địa phương, đơn vị đã đánh giá thực trạng về công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ qua các giai đoạn, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Về cơ bản đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tuy nhiên bên cạnh đó đang còn nhiều những hạn chế, yếu kém và nhiều vấn đề về công tác cán bộ mà chúng ta phải quan tâm và tập trung thực hiện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực tiễn và giải pháp nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh của đề tài: Hiện nay, đất nước ta đang bước sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh hội nhập quốc tế trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi mới, nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới. Trong văn kiện các Đại hội, các Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng và nhiều văn bản khác đã đề cập toàn diện đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ. Vị trí, vai trò của công tác cán bộ gắn liền với tiến bộ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và rèn luyện Đảng ta cho rằng, cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Như vậy, cán bộ là “cầu nối” giữa Đảng, cơ quan nhà nước với Nhân dân. Không có cán bộ thì không có đường lối đúng và khi đã có đường lối đúng mà không có cán bộ thì không có người tổ chức cho dân chúng thực hiện. Theo đó, cán bộ là cái gốc của mọi công việc và muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém mà ra. Để phát huy được vai trò của cán bộ thì Đảng phải luôn quan tâm đến công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, coi đây là nội dung quan trọng hàng đầu của công tác tổ chức. Qua việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; các địa phương, đơn vị đã đánh giá thực trạng về công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ qua các giai đoạn, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Về cơ bản đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tuy nhiên bên cạnh đó đang còn nhiều những hạn chế, yếu kém và nhiều vấn đề về công tác cán bộ mà chúng ta phải quan tâm và tập trung thực hiện. 2. Lý do chọn đề tài: Cán bộ nói chung và cán bộ cơ sở nói riêng là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng. Qua thực tiễn cách mạng chúng ta khẳng định vai trò quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ. Ở nước ta, Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”,”Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã luôn quan tâm đến vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, đặc biệt là việc bồi dưỡng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ các cấp trong đó có nhiều chính sách về cán bộ cơ sở. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng, độ chính xác của đường lối, chính sách, kết quả của mỗi địa phương, đơn vị đều tuỳ thuộc cuối cùng ở chất lượng của công tác cán bộ. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định, công tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là nguyên nhân của những nguyên nhân. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 3.1 . Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu: Đối với các tổ chức cơ sở xã, phường, thị trấn; cụ thể phường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 30/9/2024 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ, công chức các phường, xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh 4. Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế về công tác cán bộ thời gian qua, đưa ra các giải pháp khắc phục; có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức lối sống lành mạnh, đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới quê hương đất nước. Với những lý do trên cho nên công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ là hết sức quan trọng, cấp bách nhằm đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 5.1. Các giải pháp trước đây: Trong những năm qua cho thấy về cơ bản công tác cán bộ đang theo xu hướng bố trí sắp xếp các chức danh, vị trí cán bộ theo hướng ưu tiên những người có thâm niên chưa thực sự chú trọng đến năng lực, trình độ chuyên môn, bằng cấp; Sử dụng cán bộ chưa qua đào tạo hoặc không đúng chuyên môn. Nên việc thực hiện các nhiệm vụ có nơi có lúc chưa đáp ứng kịp thời với các yêu cầu công việc. 5.2. Những điểm mới so với các giải pháp củ: - Nắm chắc các quan điểm chỉ đạo của đảng về công tác cán bộ, thực trạng công tác cán bộ của địa phương đơn vị để từ đó có kế hoạch, rà soát bổ sung quy hoạch, xây dựng quy cán bộ hàng năm và cả nhiệm kỳ kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn nghiêp vụ; - Người đứng đầu cấp ủy chính quyền có cái nhìn toàn diện giám nghĩ, giám làm, giám đổi mới và giám chịu trách nhiệm về công tác cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá đúng thực chất, khách quan, dân chủ về công tác cán bộ; tạo điều kiện để cán bộ phát huy năng lực, sở trường, tính sáng tạo trong công việc. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Phường Trần Phú là địa bàn trung tâm của thành phố Hà Tĩnh, hiện nay với diện tích tự nhiên là 106,18ha, đến nay đất sản xuất nông nghiệp không còn, kinh tế phát phát triển theo hướng TMDV và ngành nghề,với 1860 hộ dân, trên 8600 nhân khẩu, có 7 Tổ dân phố; Tổ chức Đảng có 12 Chi bộ trực thuộc trong đó có: 7 Chi bộ Tổ dân phố, Chi bộ công an, Trạm y tế, Quân sự, 02 Chi bộ trường Tiểu học và trường Mầm non, tổng số đảng viên sinh hoạt trong Đảng bộ đến nay là 656 đồng chí, đảng viên sinh hoạt theo Quy định 213 của Bộ Chinh trị là 1120 đ/c. Tổng số Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ có 14 đ/c, trong đó nữ 04 đ/c chiếm 33%, Ban Thường vụ Đảng ủy có 5 đ/c; cán bộ công chức là 20 đ/c, cán bộ không chuyên trách và hợp đồng lao động là 7 đ/c. Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tỉnh ủy, Thành ủy đã ban ban hành hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về chiến lược công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/20218, Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; Kết luận số 29-KL/U ngày 22/7/2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Hà Tĩnh về tiếp tục xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ trong cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Nghị quyết 02-NQ/Th.U ngày 30/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Tĩnh về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đến năm 2030 và những năm tiếp theobên cạnh đó là sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thành ủy, sự quan tâm giúp đỡ của Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể Thành phố; đây là điều kiện thuận lợi để địa phương lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác cán bộ. Đảng bộ phường Trần Phú đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức Đảng, vai trò quản lý điều hành của chính quyền được phát huy, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từng bước được nâng lên, kinh tế - xã hội của địa phương không ngừng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2023 giảm còn 0,4%), tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt trên 96,5%, năm 2023 đạt trên 97%; văn hóa truyền thống được bảo tồn, giữ gìn và phát triển; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, phong trào xây dựng đô thị văn minh được tổ chức rộng khắp trong toàn phường, Đảng bộ phường nhiều năm đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, 100% Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh trong đó có 02 Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu; Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể từ phường đến Tổ dân phố hoạt động có hiệu quả. Năm 2016, 2018 Đảng bộ được công nhận TSVM tiêu biểu, phường tiêp tục giữ vững chuẩn văn minh đô thị kiểu mẫu, công sở văn minh. 2. Thực trạng của vấn đề Thực trạng về đội ngũ cán bộ phường Trần Phú hiện nay: Hiện nay cán bộ công chức phường có 20 đồng chí, trong đó nữ 12 đ/c = 60%; Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 03 đ/c = 15%, Trung cấp: 15 đ/c = 75%, sơ cấp 03 đ/c =15% ; Về trình độ chuyên môn: Cao học 01Đ/c, Đại học: 18 đ/c =90%, Trung cấp 02 đ/c = 10%; thành thạo vi tính 100%; cán bộ không chuyên trách, cán bộ hợp đồng lao động tại phường 08 đồng chí, trong đó cấp Phó các đoàn thể có kiêm nhiệm là 4; cán bộ không chuyên trách ở tổ dân phố 21 đồng chí và 62 chức danh khác; Ban chấp hành Đảng bộ 15 đ/c (nay còn 14 đ/c) độ tuổi bình quân 45,8 tuổi, Đại biểu HĐND đầu nhiệm kỳ là 21 vị (nay còn 18 vị). Trong những năm qua cán bộ trong diện quy hoạch đã được Đảng ủy cử cán bộ đi đào tạo về trình độ lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ: Ưu điểm: Hầu hết đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước, gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gương mẫu thực hiện nghĩa vu công dân nơi cư trú; có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự đổi mới của đất nước. Khuyết điểm: Do thời kỳ chuyển tiếp giữa các thế hệ có những mặt còn hụt hẩng, một số lĩnh vực theo yêu cầu đào tạo chưa đáp ứng; năng lực một số cán bộ có mặt còn hạn chế. Việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ chưa phù hợp với yêu cầu chuyên môn, bố trí cán bộ còn nặng nề về cơ cấu, công tác đào tạo bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn quy hoạch cán bộ, chất lượng hiệu quả chất lượng còn thấp. Thực hiện Đề án tinh giản biên chế mặc dù việc bố trí sắp xếp theo hướng tinh gọn bước đầu cũng có những khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, việc rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách của phường hàng năm đều được quan tâm để bố trí vào những chức danh công việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn của từng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách, hợp đồng lao động. Do đó, không làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công việc của đội ngũ CBCC và người hoạt động không chuyên trách, hàng năm đều giúp cho cấp ủy, chính quyền luôn hoàn thành nhiệm vụ của địa phương. 3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, của quê hương mà Nghị quyết quyết Đại hội Đảng đề ra. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, có trình độ, kiên định mục tiêu lý tưởng của đảng, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, chúng ta cần phải quan tâm thực hiện một số giải pháp cơ bản: - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các Cấp ủy về công tác cán bộ: Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ, nhất là Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/20218, Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; Kết luận số 29-KL/U ngày 22/7/2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Hà Tĩnh về tiếp tục xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ trong cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Nghị quyết 02-NQ/Th.U ngày 30/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Tĩnh về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đến năm 2030 và những năm tiếp theo và các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy, thành ủy về công tác cán bộ. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị về vai trò, vị trí của dội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ mới. Tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, nguyên tắc của Đảng thành các quy định, quy chế cụ thể phù hợp với thực tiễn của các địa phương, đơn vị; đồng thời khẳng định quyết tâm thực hiện đổi mới mạnh mẽ trong công tác cán bộ. - Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ theo hướng phát huy dân chủ, mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia, đảm bảo tính liên thông ở các phòng, ban, ngành, cơ sở, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín, hẫng hụt trong từng bộ phận, cơ quan, đơn vị. Công tác quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của Thành phố, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng đội ngũ hiện có và gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ. Nguồn quy hoạch phải đảm bảo 3 độ tuổi, có tính kế thừa, phát triển, thực hiện quy hoạch “động” và “mở”. Quan tâm tạo nguồn, chuẩn bị người thay thế; tăng tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý đô thị trên các lĩnh vực, cán bộ trưởng thành ở cơ sở. Thực hiện công khai quy hoạch cán bộ theo quy định. Hằng năm đánh giá, rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện; đồng thời bổ sung nhân tố mới vào quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, từng nhiệm kỳ và hằng năm, các cấp ủy xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ; ưu tiên cử đi đào tạo các đối tượng là cán bộ đương chức, cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý; quan tâm đào tạo chuyên sâu trên một số lĩnh vực đặc thù của Thành phố, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, năng lực quản lý các lĩnh vực kinh tế, xã hội đô thị; quan tâm bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, năng lực thực tiễn thông qua công tác luân chuyển, bố trí cán bộ; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trước khi bổ nhiệm. Quy hoạch cán bộ bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có, dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức để chủ động có phương hướng đào tạo bồi dưỡng; Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải trên cơ sở quy hoạch từng chức danh, chức vụ, theo tiêu chuẩn cán bộ để đào tạo cho phù hợp. Chú trọng cả p
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_thuc_tien_va_giai_phap_nham_gop_phan_x.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Thực tiễn và giải pháp nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu.pdf