Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường công tác tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, trọng tâm trên lĩnh vực văn hóa - Xã hội tại các xã, phường
Công tác dân vận có vai trò quan trọng trong mọi thời kỳ cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Lịch sử 92 năm công tác dân vận của Đảng đã để lại một kho tàng kinh nghiệm hết sức phong phú và sáng tạo cả trong lý luận lẫn thực tiễn, một trong những bài học quan trọng trong thực hiện công tác dân vận đó là “công tác dân vận luôn gắn chặt với công tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó, phong trào thi đua “Dân vận khéo”, bởi từ phong trào thi đua, đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và lực lượng toàn dân để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần tạo niềm tin trong Nhân dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và sự điều hành chính quyền các cấp; là cầu nối thắt chặt mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước và làm cho mối quan hệ đó ngày càng gắn bó, mật thiết.
Quán triệt sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận, đặc biệt là đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực (kinh tế; văn hóa - xã hội; quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ thống chính trị); Ban Thường vụ Thị ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác dân vận, đẩy mạnh việc thực hiện công tác “Dân vận khéo” trên địa bàn thị xã gắn kết chặt chẽ với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của địa phương đạt nhiều kết quả.
Từ nhận thức trên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thị ủy trong việc thực hiện công tác dân vận, duy trì và nhân rộng các mô hình điển hình và tính khả thi, hiệu quả của mô hình Dân vận khéo. Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới cùng với trách nhiệm và tâm huyết của người cán bộ làm công tác dân vận, bản thân tôi đã tập trung thực hiện sáng kiến “Tăng cường công tác tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, trọng tâm trên lĩnh vực văn hóa – xã hội tại các xã, phường”, nhằm góp phần tham mưu Ban Thường vụ Thị ủy lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình đã xây dựng góp phần tạo sự đồng bộ trong thực hiện công tác dân vận của hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã.
Sáng kiến “Tăng cường công tác tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, trọng tâm trên lĩnh vực văn hóa – xã hội tại các xã, phường” được thực hiện trong phạm vi đánh giá thực trạng việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” từ năm 2018 đến nay. Trên cơ sở đó, Sáng kiến đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực văn hóa – xã hội tại cơ sở.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường công tác tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, trọng tâm trên lĩnh vực văn hóa - Xã hội tại các xã, phường

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN “Tăng cường công tác tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, trọng tâm trên lĩnh vực văn hóa – xã hội tại các xã, phường” - Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Bích Diễm, Sinh ngày: 02/7/1988. - Chức vụ: Phó Trưởng Ban Dân vận Thị ủy - Đơn vị công tác: Ban Dân vận Thị ủy. I- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn Sáng kiến Công tác dân vận có vai trò quan trọng trong mọi thời kỳ cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Lịch sử 92 năm công tác dân vận của Đảng đã để lại một kho tàng kinh nghiệm hết sức phong phú và sáng tạo cả trong lý luận lẫn thực tiễn, một trong những bài học quan trọng trong thực hiện công tác dân vận đó là “công tác dân vận luôn gắn chặt với công tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó, phong trào thi đua “Dân vận khéo”, bởi từ phong trào thi đua, đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và lực lượng toàn dân để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần tạo niềm tin trong Nhân dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và sự điều hành chính quyền các cấp; là cầu nối thắt chặt mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước và làm cho mối quan hệ đó ngày càng gắn bó, mật thiết. Quán triệt sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận, đặc biệt là đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực (kinh tế; văn hóa - xã hội; quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ thống chính trị); Ban Thường vụ Thị ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác dân vận, đẩy mạnh việc thực hiện công tác “Dân vận khéo” trên địa bàn thị xã gắn kết chặt chẽ với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của địa phương đạt nhiều kết quả. Từ nhận thức trên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thị ủy trong việc thực hiện công tác dân vận, duy trì và nhân rộng các mô hình điển hình và tính khả thi, hiệu quả của mô hình Dân vận khéo. Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới cùng với trách nhiệm và tâm huyết của người cán bộ làm công tác dân vận, bản thân tôi đã tập trung thực hiện sáng kiến “Tăng cường công tác tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, trọng tâm trên lĩnh vực văn hóa – xã hội tại các xã, phường”, nhằm góp phần tham mưu Ban Thường vụ Thị ủy lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình đã xây dựng góp phần tạo sự đồng bộ trong thực hiện công tác dân vận của hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã. Sáng kiến “Tăng cường công tác tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, trọng tâm trên lĩnh vực văn hóa – xã hội tại các xã, phường” được thực hiện trong phạm vi đánh giá thực trạng việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” từ năm 2018 đến nay. Trên cơ sở đó, Sáng kiến đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực văn hóa – xã hội tại cơ sở. 2. Điểm mới của Sáng kiến Sáng kiến “Tăng cường công tác tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, trọng tâm trên lĩnh vực văn hóa – xã hội tại các xã, phường” có cơ sở lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các mô hình, điển hình trên lĩnh vực văn hóa – xã hội đã được xây dựng, góp phần đổi mới phương thức thực hiện công tác dân vận, đặc biệt là thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn địa bàn thị xã Đức Phổ hiện nay. Qua đó, chỉ ra những giải pháp nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào thi đua do cấp trên phát động sát với thực tiễn địa phương để tổ chức thực hiện đạt kết quả thiết thực đối với các mô hình “Dân vận khéo”, nhất là các mô hình thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội trên địa bàn thị xã Đức Phổ; làm rõ những hạn chế, tồn tại; nguyên nhân; đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn thị xã trong thời gian đến. II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Đánh giá thực trạng của vấn đề mà Sáng kiến cần giải quyết 1.1. Kết quả đạt được Trong những năm qua, công tác dân vận, việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” được các cấp uỷ đảng trong thị xã đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt những kết quả tích cực. Một số cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn đã tập hợp, vận động được đoàn viên, hội viên và một bộ phận Nhân dân tham gia, góp phần phát huy quyền làm chủ, sự chủ động, tích cực của Nhân dân tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Kết quả, từ năm 2018-2020, các địa phương, đơn vị đã đăng ký mới và triển khai thực hiện 64 mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có 38 mô hình thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội và có 01 mô hình được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”. * Nguyên nhân đạt được Các cấp ủy đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” đạt những kết quả tích cực; tạo sự chuyển biến trong nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, địa phương trong hệ thống chính trị đối với phong trào thi đua “Dân vận khéo”. 1.2. Hạn chế, khó khăn Một số tổ chức đảng chưa quan tâm chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo”; số lượng mô hình trên lĩnh vực văn hóa tuy cao hơn các lĩnh vực khác nhưng hiệu quả, chất lượng chưa cao, chưa tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong vận động, tập hợp được đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia; một số ít mô hình “Dân vận khéo” còn mang tính hình thức, thiếu tính khả thi, hiệu quả, kết quả thấp; có mô hình nội dung thiết thực nhưng tên gọi chưa sát với nội dung; công tác kiểm tra, đánh giá, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” có lúc, có nơi chưa kịp thời. * Nguyên nhân hạn chế Công tác tuyên truyền phong trào “Dân vận khéo” ở một số tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có lúc chưa thường xuyên, công tác triển khai, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở một số cơ quan, đơn vị chưa đồng bộ, có đơn vị còn lúng túng. 2. Nội dung, biện pháp, khả năng ứng dụng, triển khai giải pháp Sáng kiến 2.1. Căn cứ thực hiện - Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 03/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”. - Quyết định số 866-QĐ/TU ngày 31/12/2021 của Ban Thường vụ Thị ủy về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị thị xã Đức Phổ; - Kế hoạch số 27-KH/TU ngày 01/4/2021 của Ban Thường vụ Thị ủy về thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, giai đoạn 2021 – 2025 - Hướng dẫn số 04-HD/BDVTU ngày 20/4/2021 về xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025 - Quyết định số 854-CV/TU ngày 30/12/2021 công nhận các mô hình “Dân vận khéo” cấp thị xã năm 2021. - Căn cứ vào tình hình thực tế công tác dân vận của hệ thống chính trị nói chung và công tác dân vận khéo nói riêng trong thời gian qua, dự báo tình hình thời gian đến và trước yêu cầu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trong thời gian đến nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Đức Phổ lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định “Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy truyền thống anh hùng cách mạng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, huy động các nguồn lực để xây dựng thị xã Đức Phổ có kinh tế phát triển bền vững, kết cấu hạ tầng đồng bộ; văn hóa – xã hội phát triển toàn diện, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân”, do đó công tác dân vận của hệ thống chính trị, đặc biệt là việc chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” phải được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, nhằm tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương. 2.2. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện Từ những tồn tại, hạn chế và khó khăn trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn qua công tác đánh giá, sơ kết, tổng kết định kỳ và từ yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn, với trách nhiệm là công chức lãnh đạo Ban Dân vận Thị ủy tham mưu trực tiếp các nội dung về công tác dân vận, phong trào thi đua Dân vận khéo, bản thân đã tập trung nghiên cứu Sáng kiến giúp Trưởng Ban Dân vận Thị ủy tham mưu Thị ủy, Ban Thường vụ Thị ủy, Thường trực Thị ủy lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, nhất là duy trì, nhân rộng các mô hình, điển hình thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội tại các xã, phường, cụ thể như sau: - Thứ nhất: Sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng là nhân tố quyết định sự thành công của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình Dân vận khéo. Vì vậy, qua quá trình theo dõi việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong thực tiễn tại địa phương cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thị ủy, Ban Thường vụ Thị ủy, Thường trực Thị ủy lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận, trong đó có phong trào thi đua “Dân vận khéo”, trọng tâm là Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 16/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, giai đoạn 2021 – 2025 và Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 17/8/2020 của Thị ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tôi đã cùng tập thể lãnh đạo Ban Dân vận Thị ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Thị ủy cụ thể hóa nội dung Kế hoạch của cấp trên và tình hình thực tiễn của địa phương để xây dựng, ban hành Kế hoạch số 27-KH/TU ngày 01/4/2021 của Ban Thường vụ Thị ủy về thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, giai đoạn 2021 – 2025; đồng thời tham mưu Trưởng Ban xây dựng Hướng dẫn số 04-HD/BDVTU ngày 20/4/2021 của Ban Dân vận Thị ủy về xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, năm 2022 cũng là năm đánh giá sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 03/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” (sau đây viết tắt là Chỉ thị 22); để phong trào trên địa bàn tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả, nhất là nâng cao chất lượng mô hình đã xây dựng trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, tôi chủ động giúp Trưởng Ban tham mưu Ban Thường vụ kịp thời ban hành Công văn số 704-CV/TU ngày 23/5/2022 của Ban Thường vụ Thị ủy về tăng cường việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và rà soát, giới thiệu mô hình, điển hình đạt hiệu quả để nhân rộng và tiến hành công nhận mô hình, điển hình đạt hiệu quả trong thực hiện phong trào. - Thứ hai: Vận dụng lý luận vào thực tiễn, bản thân tập trung nghiên cứu, giúp Trưởng Ban Dân vận Thị ủy tham mưu cho Thị ủy, Ban Thường vụ Thị ủy lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội tăng cường công tác phối hợp và chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, gắn bó mật thiết với nhiệm vụ chính trị địa phương trong từng thời điểm cụ thể và phù hợp với từng đối tượng vận động theo phương châm “Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tham mưu làm nòng cốt”. Đẩy mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân gắn liền với kỷ cương, pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân qua thực hiện phong trào thi đua. - Thứ ba: Thường xuyên hướng dẫn cơ sở về xây dựng mô hình “Dân vận khéo” đảm bảo thiết thực, hiệu quả: (1) Xác định mục tiêu, ý nghĩa của mô hình, sử dụng phương thức Dân vận khéo để giải quyết vụ việc từ thực tiễn, tập trung vào những vấn đề khó, bức xúc, cấp bách để các tập thể cá nhân xem xét, lựa chọn mô hình; (2) Đăng ký thực hiện mô hình với cấp ủy cùng cấp đảm bảo theo Hướng dẫn; (3) Xây dựng Kế hoạch thực hiện mô hình, xác định được các tiêu chí, tác động của mô hình, phân công nhiệm vụ cho các đồng chí là thành viên Khối dân vận xã, phường, tổ dân vận thôn, tổ dân phố, cán bộ, đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện và chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện mô hình; (4) Cấp ủy cơ sở theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, quan tâm giải quyết các vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến mô hình đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện; (5) Đề nghị xét khen thưởng, công nhận mô hình ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo từng mức độ tác động, tính hiệu quả, tính khả thi, khả năng nhân rộng của mô hình hằng năm để duy trì, động viên phong trào. - Thứ tư: Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thị ủy, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội định hướng các nội dung về phong trào thi đua “Dân vận khéo” thông tin, tuyên truyền về công tác dân vận nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và ý nghĩa của công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay và mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và quần chúng Nhân dân trong chương trình tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên; các buổi sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề. - Thứ năm: Đề xuất nội dung tham mưu Ban Thường vụ Thị ủy kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của cấp trên về phong trào thi đua “Dân vận khéo”; biểu dương, giới thiệu các tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực nhằm cổ vũ, động viên mạnh mẽ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_cong_tac_tham_muu_cap_uy_la.doc