Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao hiệu quả xây dựng “Chính quyền thân thiện” tại UBND phường Long Thủy, Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
“Chính quyền thân thiện” bắt nguồn từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”; thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và văn hóa, cải cách hành chính trở thành một trào lưu, là một nhu cầu tự thân, nỗ lực của hầu hết các Quốc gia trên thế giới, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động hiệu quả, giảm phiền hà, một nền hành chính lấy đối tượng phục vụ người dân làm tôn chỉ, mục đích, để từ đó xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính. Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng là một tất yếu, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ.
Trong hệ thống quyền cấp, quyền sở xã, phường, thị trấn (gọi chung cấp xã) có vai trị, vị trí ý nghĩa quan trọng tổ chức thực chủ trương, đường lối, sách Đảng pháp luật nhà nước vào thực tiễn đời sống xã hội, nơi trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khai thác tiềm năng tại chỗ của địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; tạo điều kiện cho nhân dân địa phương xây dựng và phát triển kinh tế, tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, cải cách hành chính đối với chính quyền cấp xã là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng. Việc triển khai thực hiện phải đồng bộ trên tất cả 6 nhiệm vụ từ cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính.
Trong năm đầu UBND phường Long Thủy xây dựng “chính quyền thân thiện” với mục tiêu “vì nhân dân phục vụ” đã góp phần đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính; giải quyết nhanh gọn, thuận tiện, rõ ràng, đúng pháp luật về các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại nhiều lần của tổ chức, cán nhân; Từ đó góp phần tạo dựng được niềm tin của nhân dân với Đảng với chính quyền địa phương. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn và những tiêu chí trong xây dựng “Chính quyền thân thiện” và phấn đấu đến mục tiêu phải đạt chuẩn “Chính quyền thân thiện” trong thời gian tới; Thì UBND phường Long Thủy vẫn còn bộ lộ những khó khăn, tồn tại cần hoàn thiện hơn. Từ đó, tôi nhận thấy việc nghiên cứu và mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp nâng cao hiệu quả xây dựng “Chính quyền thân thiện” tại UBND phường Long Thủy” để làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm. Đây cũng chính là những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương.
Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đưa ra các biện pháp nhằm phát huy tối đa ý nghĩa của việc xây dựng và áp dụng “Chính quyền thân thiện” được thể hiện qua các khẩu hiệu “4 Xin” Gồm: Xin chào; Xin lỗi; Xin cảm ơn; Xin phép; Khẩu hiệu “4 Luôn” Gồm: Luôn mỉm cười; Luôn nhẹ nhạng; Luôn lắng nghe; Luôn giúp đỡ; và khẩu hiệu “5 không” Gồm: Không cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà; Không quan liêu, vô cảm vô trách nhiệm; Không tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; Không xu nịnh, chạy chọt, gian dối; Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; và thực hiện tốt nội dung khẩu hiệu “5 biết” (biết nghe dân nói; biết nói dân hiểu; biết làm dân tin; biết xin lỗi; biết cảm ơn), “3 không” (không phiền hà, sách nhiễu; không né tránh trách nhiệm; không trễ hẹn trong quá trình xử lý công việc), “4 thể hiện” (tôn trọng trong giao tiếp; văn minh, văn hóa, lịch sự trong giải quyết công việc; lắng nghe đầy đủ, hướng dẫn tận tình quy trình xử lý công việc; gần gũi, giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân)
Đồng thời nhằm khắc phục những vấn đề khó khăn, tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính quyền địa phương; Qua đó góp phần vào việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC, tránh tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí đối với tổ chức, cá nhân đến liên hệ giải quyết TTHC. Ngoài ra việc xây dựng thành công “chính quyền thân thiện” còn trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khẳng định rõ vai trò của nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khảng định “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”
Bản thân là công chức văn phòng - thống kê (trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo về công tác cải cách hành chính của địa phương) Năm 2024, bản thân mạnh dạn xây dựng sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề: Phương pháp nâng cao hiệu quả xây dựng “Chính quyền thân thiện” tại UBND phường Long Thủy. Rất mong Hội đồng thi đua - khen thưởng thị xã Phước Long cho ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của bản thân được hoàn thiện hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nâng cao hiệu quả xây dựng “Chính quyền thân thiện” tại UBND phường Long Thủy, Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kính gửi: Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thị xã Phước Long - tỉnh Bình Phước. Tôi ghi tên dưới đây Stt Họ và Tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 01 Trần Công Chuẩn 24/5/1985 UBND phường Long Thủy Công chức văn phòng - thống kê Đại học 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Phương pháp nâng cao hiệu quả xây dựng “Chính quyền thân thiện” tại UBND phường Long Thủy, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau 1. Chủ đầu tư sáng kiến Họ và Tên: Trần Công Chuẩn. Chức vụ - Đơn vị công tác: Công chức Văn phòng - Thống kê UBND phường Long Thủy, Thị xã Phước Long, Tỉnh Bình Phước. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: UBND phường Long Thủy, Thị xã Phước Long, Tỉnh Bình Phước. 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/01/2024, tại UBND phường Long Thủy, Thị xã Phước Long, Tỉnh Bình Phước. 4. Mô tả nội dung sáng kiến (Kèm theo) LỜI NÓI ĐẦU “Chính quyền thân thiện” bắt nguồn từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”; thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và văn hóa, cải cách hành chính trở thành một trào lưu, là một nhu cầu tự thân, nỗ lực của hầu hết các Quốc gia trên thế giới, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động hiệu quả, giảm phiền hà, một nền hành chính lấy đối tượng phục vụ người dân làm tôn chỉ, mục đích, để từ đó xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính. Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng là một tất yếu, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Trong hệ thống quyền cấp, quyền sở xã, phường, thị trấn (gọi chung cấp xã) có vai trị, vị trí ý nghĩa quan trọng tổ chức thực chủ trương, đường lối, sách Đảng pháp luật nhà nước vào thực tiễn đời sống xã hội, nơi trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khai thác tiềm năng tại chỗ của địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; tạo điều kiện cho nhân dân địa phương xây dựng và phát triển kinh tế, tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, cải cách hành chính đối với chính quyền cấp xã là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng. Việc triển khai thực hiện phải đồng bộ trên tất cả 6 nhiệm vụ từ cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Trong năm đầu UBND phường Long Thủy xây dựng “chính quyền thân thiện” với mục tiêu “vì nhân dân phục vụ” đã góp phần đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính; giải quyết nhanh gọn, thuận tiện, rõ ràng, đúng pháp luật về các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại nhiều lần của tổ chức, cán nhân; Từ đó góp phần tạo dựng được niềm tin của nhân dân với Đảng với chính quyền địa phương. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn và những tiêu chí trong xây dựng “Chính quyền thân thiện” và phấn đấu đến mục tiêu phải đạt chuẩn “Chính quyền thân thiện” trong thời gian tới; Thì UBND phường Long Thủy vẫn còn bộ lộ những khó khăn, tồn tại cần hoàn thiện hơn. Từ đó, tôi nhận thấy việc nghiên cứu và mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp nâng cao hiệu quả xây dựng “Chính quyền thân thiện” tại UBND phường Long Thủy” để làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm. Đây cũng chính là những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương. Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đưa ra các biện pháp nhằm phát huy tối đa ý nghĩa của việc xây dựng và áp dụng “Chính quyền thân thiện” được thể hiện qua các khẩu hiệu “4 Xin” Gồm: Xin chào; Xin lỗi; Xin cảm ơn; Xin phép; Khẩu hiệu “4 Luôn” Gồm: Luôn mỉm cười; Luôn nhẹ nhạng; Luôn lắng nghe; Luôn giúp đỡ; và khẩu hiệu “5 không” Gồm: Không cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà; Không quan liêu, vô cảm vô trách nhiệm; Không tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; Không xu nịnh, chạy chọt, gian dối; Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; và thực hiện tốt nội dung khẩu hiệu “5 biết” (biết nghe dân nói; biết nói dân hiểu; biết làm dân tin; biết xin lỗi; biết cảm ơn), “3 không” (không phiền hà, sách nhiễu; không né tránh trách nhiệm; không trễ hẹn trong quá trình xử lý công việc), “4 thể hiện” (tôn trọng trong giao tiếp; văn minh, văn hóa, lịch sự trong giải quyết công việc; lắng nghe đầy đủ, hướng dẫn tận tình quy trình xử lý công việc; gần gũi, giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân) Đồng thời nhằm khắc phục những vấn đề khó khăn, tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính quyền địa phương; Qua đó góp phần vào việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC, tránh tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí đối với tổ chức, cá nhân đến liên hệ giải quyết TTHC. Ngoài ra việc xây dựng thành công “chính quyền thân thiện” còn trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khẳng định rõ vai trò của nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khảng định “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Bản thân là công chức văn phòng - thống kê (trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo về công tác cải cách hành chính của địa phương) Năm 2024, bản thân mạnh dạn xây dựng sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề: Phương pháp nâng cao hiệu quả xây dựng “Chính quyền thân thiện” tại UBND phường Long Thủy. Rất mong Hội đồng thi đua - khen thưởng thị xã Phước Long cho ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của bản thân được hoàn thiện hơn. Chương I: Cơ sở viết sáng kiến I. Cơ sở khoa học 1. Khái niệm, bản chất của chính quyền thân thiện 1.1. Khái niệm Hiến pháp năm 2013 là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất sử dụng thuật ngữ “Chính quyền địa phương” với tính chất là một chế định pháp luật để thay cho chế định Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trước đó, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958 là văn bản luật đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “chính quyền địa phương”. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật, ngay cả Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958 và năm 2015 cũng không có định nghĩa chính thức về “chính quyền” hoặc “chính quyền địa phương” mà chỉ nêu cách thức tổ chức chính quyền địa phương. Hiện nay, thuật ngữ “chính quyền” được sử dụng khá phổ biến nhưng nghĩa của thuật ngữ này chưa được hiểu thống nhất. Trong Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ chính quyền được hiểu là “bộ máy điều hành, quản lý công việc của Nhà nước ở các cấp”, là “quyền điều khiển bộ máy nhà nước”, “bộ máy điều khiển, quản lý công việc của nhà nước”. Từ đây có thể hiểu chính quyền là tổ chức có quyền và khả năng buộc tổ chức khác và cá nhân phải lệ thuộc vào ý chí của mình, nhằm thực hiện chức năng quản lý xã hội; nói cách khác, chính quyền là cơ quan quản lý nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý xã hội. “Thân thiện” là thuật ngữ được dùng trong lĩnh vực tình cảm hoặc các mối quan hệ, thể hiện sự dễ mến, gần gũi, thân mật. Trong Từ điển tiếng Việt, thân thiện là “tỏ ra tử tế và có thiện cảm với nhau”. Thân thiện là có tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau. Nội hàm thuật ngữ “thân thiện” đã chứa đựng sự công bằng, bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự yêu thương, tôn trọng về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ thì không còn “thân”, “thiện”. Chính quyền thân thiện là cách gọi chính quyền được tổ chức và hoạt động gần gũi với nhân dân, tạo được sự thiện cảm với nhân dân. Xây dựng chính quyền thân thiện là thiết lập, củng cố và phát triển mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân ngày càng tốt đẹp hơn, đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền có thái độ tôn trọng, ân cần và niềm nở với nhân dân; lắng nghe và chia sẻ góp ý của nhân dân với chính quyền; không hách dịch, cửa quyền, không quan liêu trong giải quyết công việc của nhân dân Như vậy, chính quyền thân thiện có thể được hiểu là những hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước nhằm loại bỏ rào cản với nhân dân, luôn gần gũi với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân để phục vụ nhân dân tốt hơn. 1.2. Bản chất của chính quyền thân thiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” đã đề ra giải pháp nhằm tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, trong đó đáng chú ý có nội dung: “Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm vận động nhân dân. Xây dựng và thực hiện phong cách: “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; thường xuyên đi công tác cơ sở. Các cơ quan nhà nước, nhất là những ngành, cơ quan, đơn vị có quan hệ trực tiếp với nhân dân cần công khai các quy định cụ thể về trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức để nhân dân biết và giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối làm việc, chấn chỉnh thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”. Tại Hội nghị toàn quốc về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày 16/7/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu bộ máy chính quyền phải: “Nâng cao đạo đức công vụ, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng chính quyền thật sự thân thiện, gần dân, trọng dân và vì dân”. Từ phong trào xây dựng chính quyền thân thiện ở các địa phương hiện nay cho thấy, mục đích của việc xây dựng chính quyền thân thiện nhằm: - Thực hiện tốt việc phục vụ nhân dân khi đến giải quyết công việc hành chính. - Đổi mới mạnh mẽ lề lối làm việc, chấn chỉnh thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. - Cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị và hành chính công. Xây dựng chính quyền thân thiện chính là việc thực hiện một chuỗi hoạt động trong cải cách hành chính của chính quyền như: cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dân chủ ở cơ sở, xây dựng đạo đức công vụ, chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, khiếu nại, tố cáo... Như vậy, chính quyền thân thiện thực chất là các hoạt động của chính quyền nhằm thực hiện cải cách hành chính, nghĩa là các hoạt động nhằm loại bỏ rào cản giữa công dân, tổ chức trong xã hội với chính quyền, làm cho người dân, tổ chức không còn lo ngại khi tiếp xúc, làm việc với chính quyền và người dân được thực hiện trên thực tế quyền làm chủ của mình. 2. Sự cần thiết xây dựng chính quyền thân thiện Thứ nhất, từ bản chất Nhà nước ta là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính quyền thân thiện bắt nguồn từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”; “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Dân là chủ và dân làm chủ nên chính quyền phải phục vụ nhân dân. Chính quyền phải làm cho người dân thực sự là người chủ của nhà nước, chứ không phải là người bị cai trị. Thứ hai, củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ, công chức đối với nhân dân chưa cao, thậm chí nhũng nhiễu, tiêu cực, thiếu trách nhiệm và vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân. Một số người có chức, có quyền có tác phong quan liêu, hách dịch, cửa quyền“Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước”. Những biểu hiện, hành vi đó không chỉ gây khó khăn cho cá nhân và tổ chức đến làm việc với chính quyền, mà còn làm cản trở sự phát triển của nền hành chính nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Thứ ba, các thế lực thù địch đang tìm cách chống phá nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng tìm cách chống phá trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, xã hội, ngoại giao, quốc phòng - an ninh, khoa học, giáo dục... Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước lợi dụng internet và mạng xã hội để phát tán tin, bài, video clip có nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, tung tin thất thiệt, xoáy vào một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội làm cho một bộ phận nhân dân mất phương hướng, dẫn đến hoài nghi, thiếu niềm tin với Đảng. Do đó, cần phải xây dựng chính quyền thân thiện để gần gũi với nhân dân, nắm bắt tư tưởng, mong muốn của nhân dân. Chỉ có phục vụ nhân dân thì mới có được cảm tình của nhân dân,củng cố niềm tin của nhân dân đối với bộ máy nhà nước. II. Cơ sở chính trị, pháp lý 1. Cơ sở chính trị 1. Quán triệt chủ trương của Đảng về cải cách hành chính là một trong những đ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_nang_cao_hieu_qua_xay_dung.docx