Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện cơ chế một cửa liên thông, tại UBND huyện Bình Lục
Trung tâm giao dịch một cửa (Sau đây gọi là Bộ phận một cửa) UBND huyện Bình Lục được thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2010. Qua gần 12 năm thực hiện, hoạt động của bộ phận một cửa đã góp phần đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính của huyện; giải quyết nhanh, gọn, thuận tiện, rõ ràng, đúng pháp luật về các thủ tục hành chính ở 5 lĩnh vực: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký kinh doanh, chứng thực; cấp giấy phép xây dựng; giải quyết chế độ chính sách xã hội.
Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách hành chính trong thời gian tới thì hoạt động của bộ phận một cửa tại UBND huyện Bình Lục vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau:
- Mô hình hoạt động bộ phận một cửa chưa rõ ràng do cán bộ kiêm nhiệm, chủ yếu từ các phòng, ban chuyên môn được phân công trực tại một cửa theo quy định 2-3 ngày trong 1 tuần. Mối quan hệ giữa bộ phận một cửa với các phòng, ban chuyên môn trong giải quyết công việc nhiều lúc còn thiếu chặt chẽ, chưa có sự ràng buộc cụ thể giữa trách nhiệm và két quả giải quyết. Tính độc lập và chuyên trách trong hoạt động chưa đảm bảo; chất lượng, hiệu quả giao dịch trên một số lĩnh vực còn hạn chế.
- Việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của bộ phận một cửa, cán bộ, công chức trực tại bộ phận một cửa.... của các cơ quan nhà nước và nhân dân chưa được thực hiện thường xuyên. Trách nhiệm của một số cán bộ còn hạn chế; tình trạng khép kín trong các khâu như: Tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả tại bộ phận một cửa nhiều lúc thiếu chặt chẽ.
- Cơ sở vật chất còn thiếu, trang thiết bị mới (hiện đã có hệ thống phần mềm, công nghệ thông tin trong giải quyết công việc), đáp ứng yêu cầu hoạt động của bộ phận một cửa và chương trình cải cách hành chính hiện nay.
Thực hiện chủ trương của UBND huyện "Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động tốt mọi nguồn lực để ...."; chương trình cải cách hành chính của huyện, trong đó tập trung vào khâu đột phá là cải cách thủ tục hành chính. Đây là một chủ trương đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ hành chính công, đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch tại bộ phận một cửa; nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước và công dân. Thông qua việc thực hiện mô hình của bộ phận một cửa liên thông, hiện đại sẽ đẩy mạnh hơn nữa chương trình cải cách hành chính của huyện Bình Lục.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện cơ chế một cửa liên thông, tại UBND huyện Bình Lục

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG, TẠI UBND HUYỆN BÌNH LỤC PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU Bối cảnh và lý do: Trung tâm giao dịch một cửa (Sau đây gọi là Bộ phận một cửa) UBND huyện Bình Lục được thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2010. Qua gần 12 năm thực hiện, hoạt động của bộ phận một cửa đã góp phần đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính của huyện; giải quyết nhanh, gọn, thuận tiện, rõ ràng, đúng pháp luật về các thủ tục hành chính ở 5 lĩnh vực: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký kinh doanh, chứng thực; cấp giấy phép xây dựng; giải quyết chế độ chính sách xã hội. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách hành chính trong thời gian tới thì hoạt động của bộ phận một cửa tại UBND huyện Bình Lục vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau: Mô hình hoạt động bộ phận một cửa chưa rõ ràng do cán bộ kiêm nhiệm, chủ yếu từ các phòng, ban chuyên môn được phân công trực tại một cửa theo quy định 2-3 ngày trong 1 tuần. Mối quan hệ giữa bộ phận một cửa với các phòng, ban chuyên môn trong giải quyết công việc nhiều lúc còn thiếu chặt chẽ, chưa có sự ràng buộc cụ thể giữa trách nhiệm và két quả giải quyết. Tính độc lập và chuyên trách trong hoạt động chưa đảm bảo; chất lượng, hiệu quả giao dịch trên một số lĩnh vực còn hạn chế. Việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của bộ phận một cửa, cán bộ, công chức trực tại bộ phận một cửa.... của các cơ quan nhà nước và nhân dân chưa được thực hiện thường xuyên. Trách nhiệm của một số cán bộ còn hạn chế; tình trạng khép kín trong các khâu như: Tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả tại bộ phận một cửa nhiều lúc thiếu chặt chẽ. Cơ sở vật chất còn thiếu, trang thiết bị mới (hiện đã có hệ thống phần mềm, công nghệ thông tin trong giải quyết công việc), đáp ứng yêu cầu hoạt động của bộ phận một cửa và chương trình cải cách hành chính hiện nay. Thực hiện chủ trương của UBND huyện "Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động tốt mọi nguồn lực để ...."; chương trình cải cách hành chính của huyện, trong đó tập trung vào khâu đột phá là cải cách thủ tục hành chính. Đây là một chủ trương đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ hành chính công, đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch tại bộ phận một cửa; nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước và công dân. Thông qua việc thực hiện mô hình của bộ phận một cửa liên thông, hiện đại sẽ đẩy mạnh hơn nữa chương trình cải cách hành chính của huyện Bình Lục. Phạm vi và đối tượng: Phạm vị: Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn huyện Bình Lục. Đối tượng: Tổ chức, cá nhân và cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ giao dịch theo cơ chế một cửa. Mục đích: Đảm bảo cho bộ phận một cửa tại UBND huyện Bình Lục hoạt động độc lập, chuyên trách, liên thông giữa các phòng ban và tiến tới chuyên nghiệp hiện đại; tạo bước đột phá mạnh mẽ đối với nhiệm vụ cải cách hành chính của huyện Bình Lục trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Thông qua hoạt động bộ phận một cửa liên thông, hiện đại tại UBND huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và nhân dân khi đến giao dịch đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết công việc; từng bước đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đồng thời qua đó để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức các phòng, ban chuyên môn, nhất là các cán bộ, công chức trực giao dịch tại bộ phận một cửa: Đảm bảo yêu cầu thạo việc, công tâm, có trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, khả năng giao tiếp với tổ chức và công dân, có tinh thân, thái độ phục vụ nhân dân tận tuỵ, nhã nhặn; ngăn chặn tình trạng hách dịch, cửa quyền khi giao dịch, giải quyết công việc với tổ chức và công dân. Tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện chương trình cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và hoạt động của bộ phận một cửa. Rút ra những bài học kinh nghiệm về mô hình, hoạt động và hiệu quả thực hiện thí điểm mô hình một cửa liên thông, hiện đại tại UBND huyện để điều chỉnh hoạt động của bộ phận tiếp nhận, trả kết quả ở các xã, thị trấn đảm bảo phù họp và hiệu quả. Yêu cầu: Xây dựng mô hình bộ phận một cửa liên thông, hiện đại tại huyện Bình Lục hoạt động độc lập, chuyên trách và tiến tới chuyên nghiệp theo hướng hiện đại. PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG I. Thực trạng của nội dung: 1. Các lĩnh vực được thực hiện tại bộ phận một cửa: Lĩnh vực quản lý đất đai: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký giao dịch thế chấp, bảo lãnh. Lĩnh vực quản lý đô thị: cấp giấy phép xây dựng. Lĩnh vực đăng ký kinh doanh: cấp giấy phép kinh doanh cho hộ cá thể. Lĩnh vực Tư pháp: Chứng thực các văn bản tiếng nước ngoài; cải chính hộ tịch; chứng thực hợp đồng dân sự. Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội: Xác nhận hồ sơ thương bình, liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ, người có công; xác nhận hồ sơ con thương binh, liệt sỹ, đối tượng hưởng chế độ chất độc màu da cam; xác nhận hồ sơ xin miễn (giảm) thuế sử dụng đất; xác nhận hồ sơ miễn (giảm) cho các hộ nghèo xã hội; xác nhận thủ tục xin cấp lại thẻ thương binh, bệnh binh; hướng dẫn hợp đồng lao động. Quy trình giao dịch các lĩnh vực trên được thực hiện theo Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng TCVN ISO: 9001: 2015 2. Tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn huyện thời gian qua: Vị trí của bộ phận một cửa. Sau khi có Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, sự chỉ đạo của UBND tỉnh việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được triển khai đồng bộ tại tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc ƯBND huyện và UBND các xã, thị trấn (17/17 xã, thị trấn thực hiện cơ chế một cửa đạt 100%). Cơ chế một cửa liên thông cũng đã được triển khai giữa các cơ quan liên quan và ngày càng được mở rộng. Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, việc bố trí Bộ phận một cửa tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện đảm bảo nghiêm túc, đúng quy định: Bộ phận một cửa cấp huyện: Đặt tại Văn phòng HĐND và UBND và chịu sự quản lý của Văn phòng HĐND và UBND; Bộ phận một cửa cấp xã: Đặt tại trụ sở UBND, do Chủ tịch UBND cấp xã phụ trách. Phòng làm việc của Bộ phận một cửa được bố trí tại trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị, có vị trí thuận tiện, dễ nhìn, dễ thấy, dễ tiếp cận tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân khi giao dịch với cơ quan, đơn vị. Các loại công việc được áp dụng giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông: ở cấp huyện: + Cơ chế một cửa giải quyết các loại công việc trên các lĩnh vực: Lao động Thương binh và Xã hội, Công thương, Tài nguyên môi trường, Tư pháp, Nội vụ, Tài chính kế hoạch, ... + Cơ chế một cửa liên thông: Đã có sự tham gia thực hiện cơ chế một cửa liên thông giữa UBND cấp huyện với các đơn vị ngành dọc đóng trên địa bàn huyện như: Thuế, Kho bạc, Ngân hàng. Ở cấp xã: Cơ chế một cửa cấp xã giải quyết các lĩnh vực công việc: Chứng thực, xác nhận chế độ chính sách, địa chính - xây dựng và hộ tịch - hộ khẩu. Thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông: Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 26/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của UBND tỉnh Hà Nam về việc công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 1291/QĐ-ƯBND ngày 06/11/2013 của UBND tỉnh Hà Nam về việc công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh và đến nay, các cơ quan đơn vị đều nghiêm túc triển khai thực hiện và công khai, minh bạch đảm bảo đúng theo quy định. Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc: Phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở nhiều cơ quan, đơn vị, đia phương được cải tạo nâng cấp rộng rãi, thoáng mát, cơ bản đủ diện tích theo quy định. Trang thiết bị như: bàn ghế làm việc, tủ đựng tài liệu, máy vi tính, máy in, máy fax, điện thoại, máy photo, quạt mát hoặc điều hòa nhiệt độ, bàn ghé phục vụ cho cán bộ, công chức làm việc, ngồi chờ của công dân, hệ thống bảng công khai thủ tục hành chính và các trang thiết bị cần thiết khác theo quy định được bố trí khá đầy đủ giúp cán bộ, công chức thực thi công việc tốt, nhân dân cảm thấy thoải mái, thuận lợi khi đến giao dịch. Bộ phận một cửa ở cấp xã mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các đơn vị, địa phương đã có nỗ lực trong việc bố trí, xây dựng phòng làm việc của bộ phận một cửa, mua sắm các trang thiết bị như máy vi tính, quạt mát, tủ, bàn ghế làm việc, ghế cho công dân ngồi, tủ sách pháp luật, thùng thư góp ý,... Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa: Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” trực thuộc Văn phòng HĐND - ƯBND huyện phân công 01 công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý. Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận một cửa, một cửa liên thông của huyện có trình độ đại học; ở cấp xã đạt trình độ từ trung cấp trở lên. số cán bộ, công chức này được lựa chọn, điều động từ các phòng, ban chuyên môn đến làm việc tại bộ phận một cửa nên hầu hết đúng chuyên môn, có kinh nghiệm công tác; là những người có phẩm chất đạo đức tốt, hiểu biết chính sách, pháp luật, nội dung công việc mình đảm nhiệm, đặc biệt là nắm vững các yêu cầu về hồ sơ và có khả năng hướng dẫn công dân, tổ chức trong quá trình giao dịch. Hoạt động của bộ phận một cửa và chất lượng thực hiện: Hoạt động của bộ phận một cửa, bộ phận một cửa liên thông ở các cấp cơ bản tuân thủ đúng các quy định tại Quyết định 93/2007/QĐ-TTg, Quyết định số 43/QĐ- UBND ngày 10/01/2014 của UBND tỉnh Hà Nam về việc công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày 06/11/2013 của UBND tỉnh Hà Nam về việc công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh; Số lượng hồ sơ giải quyết qua bộ phận một cửa hàng năm đều tăng. Chất lượng giải quyết công việc cho các tổ chức, cá nhân và nhân dân ngày một tốt hơn. Trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định về tiếp nhận hồ sơ, luân chuyển, xử lý, trả kết quả theo quy trình việc giải quyết hồ sơ cho tổ chức, công dân được kiểm soát chặt chẽ. Thời gian xử lý cơ bản đảm bảo các quy định. Nhiều hồ sơ được giải quyết nhanh trước thời gian quy định. Ưu điểm: Có thể khẳng định rằng, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đem lại lợi ích tích cực cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp; phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; làm thay đổi hoạt động của nền hành chính theo hướng phục vụ. Đạt được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự quyết tâm của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, sự đồng thuận của nhân dân trong triển khai thực hiện. Khuyết điểm: Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Bộ phận một cửa của nhiều xã chưa đạt mức tối thiểu theo quy định. Tỷ lệ thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông so với tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại nhiều cơ quan, đơn vị còn thấp so với quy định. Cơ chế liên thông ngang giữa các cơ quan hành chính cấp huyện còn ít. Cơ chế liên thông dọc giữa các cơ quan hành chính các cấp chưa thực hiện được. Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản hóa kết quả chưa cao. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa các cấp chưa đồng đều, một bộ phận nhỏ còn thiếu tinh thần trách nhiệm, ứng xử chưa đúng mực thậm chí còn nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Nguyên nhân tồn tại: Một số cơ quan, đơn vị chưa chỉ đạo quyết liệt; tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, kịp thời; công tác kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên; Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm. Thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực công việc vẫn còn rườm rà; tính ổn định, đồng bộ của một số văn bản pháp luật chưa cao đã gây khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục hành chính không chỉ đối với nhân dân, tổ chức mà cả đối vói cán bộ, công chức. Ngân sách nhiều ngành, địa phương hạn hẹp nên chưa có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm, thay thế các thiết bị làm việc để nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa. Sự phối họp giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị, bộ phận liên quan trên một số lĩnh vực chưa nhịp nhàng, đồng bộ; xử lý công việc còn rập khuôn, máy móc, kêt quả xử lý còn chậm trễ. Công tác sơ két, tổng kết, thi đua khen thưởng ở một số cơ quan, đơn vị thực hiện chưa đầy đủ, chưa kịp thời. Nội dung sáng kiến: 1. Bản chất giải pháp mới: Đầu tư cải tạo, nâng cấp phòng làm việc và trang thiết bị của bộ phận một cửa Huyện Bình Lục: Đầu tư cải tạo, nâng cấp phòng làm việc: Đầu tư cải tạo, nâng cấp phòng làm việc của bộ phận giao dịch một cửa UBND huyện đảm bảo thông thoáng, tiện lợi cho việc giải quyết công việc từng lĩnh vực và nơi công dân ngồi đợi đến lượt giao dịch. Đảm bảo không gian làm việc nghiêm túc, bố trí liên thông giữa các bộ phận, lĩnh vực; đảm bảo đủ điều kiện để công khai các thủ tục hành chính, giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện; diện tích phòng làm việc đủ để bố trí phù hợp các vật dụng, như: Bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ của cán bộ, việc bố trí được chia thành ô cho các bộ phận, lĩnh vực. Khu vực công dân ngồi đợi đến lượt giao dịch. Vị trí để đặt các trang thiết bị hướng dẫn, tra cứu các thủ tục và kiểm tra kết quả giải quyết của công dân tìm hiểu khi đến giao dịch; hệ thống Camera kiểm soát của lãnh đạo đối với toàn bộ hoạt động của bộ phận một cửa. Đầu tư trang thiết bị tại bộ phận một cửa: Nâng cấp và bổ sung các phương tiện làm việc của cán bộ, công chức gồm bàn giao dịch, tủ đựng hồ sơ, tài liệu; bàn để công dân làm giấy tờ, ghế ngồi chờ kết quả giải quyết của công dân. Đầu tư hệ thống trang, thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc như: Máy vi tính, máy photo; máy xếp hàng tự động; bảng điện tử tra cứu, hướng dẫn thủ tục hồ sơ; hệ thống quét mã vạch kiểm tra kết quả giải quyết hồ sơ; hệ thống máy tính nối mạng sử dụng các phần mềm tác nghiệp được chuẩn hoá bằng các quy trình ISO 9001-2015. Hệ thống Camera bao gồm: Máy thu hình, âm thanh để hướng dẫn công dân và kiểm soát của lãnh đạo đối với hoạt động của bộ phận một cửa. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Để đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức thực sự nắm, hiểu rõ công việc, thạo việc và chuyên môn hóa cao thì việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa nói riêng và toàn thể cán bộ, công chức các phòng, ban chuyên môn là hết sức cần thiết. Tồ chức đào tạo cán bộ, công chức tập trung vào một số nội dung sau: Đào tạo, bồi dưỡng để mỗi cán bộ, công chức áp dụng thuần thục các quy trình quản lý theo TCVN 9001 -2015. Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử hành chính giữa cán bộ công chức
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_thuc_hien.docx