Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng cải cách hành chính tại phường Văn Yên, Thành phố Hà Tĩnh
Hiện nay, dưới tác động của ngày càng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, mở ra kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hội nhập. Thì việc toàn cầu hóa kinh tế và văn hóa, cải cách hành chính trở thành một trào lưu, là một nhu cầu tự thân, nỗ lực của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động, hiệu quả, giảm phiền hà, một nền hành chính lấy đối tượng phục vụ làm tôn chỉ, mục đích chủ yếu, để từ đó xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính. Trong bối cảnh ấy, Đảng ta đã coi công cuộc cải cách hành chính là nhiệm vụ cấp thiết và cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp: “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ và văn minh”.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, trong những năm qua, chính quyền phường Văn Yên, thành phố Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước ở địa phương và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay thì cải cách hành chính trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ. Bởi vậy, đánh giá thực trạng cải cách hành chính trên địa bàn phường Văn Yên, từ đó đề xuất các giải pháp để những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ công chức và thúc đẩy nhanh chóng công cuộc cải cách thủ tục hành chính hiện nay, góp phần xây dựng phát triển toàn diện chính quyền trong sạch vững mạnh, bền vững nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhân dân có ý nghĩa sâu sắc. Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng cải cách hành chính tại phường Văn Yên, thành phố Hà Tĩnh”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng cải cách hành chính tại phường Văn Yên, Thành phố Hà Tĩnh

ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI PHƯỜNG VĂN YÊN, THÀNH PHỐ HÀ TĨNH PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Trong tiến trình đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề cải cách hành chính Nhà nước, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước. Trong những năm qua cải cách hành chính ở nước ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong các nội dung như cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới cải cách hành chính vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc như: hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chồng chéo; chế tài chưa cụ thể, chưa kịp thời; thủ tục hành chính còn rườm rà, thiếu công khai minh bạch; bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo; trình độ năng lực của bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ chưa cao; cơ sở vật chất còn thiếu, thiết bị công nghệ thông tin còn chưa đảm bảo. Qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã thu được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của các cấp, các ngành thấy rõ yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước được nâng lên, cải cách hành chính nhà nước là một quá trình khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ, liên tục và có quyết tâm thực hiện trong cả hệ thống chính trị. Kết quả cải cách hành chính nhà nước trên tất cả các nội dung: Cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, ổn định chính trị và trật tự xã hội, cải cách hành chính được xem như động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế, phát huy dân chủ và duy trì hoạt động của bộ máy hành pháp. Trong đó Đảng và Chính phủ ta đã xác định nhiệm vụ “Trọng tâm cải cách hành chính là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách hành chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công”. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, dưới tác động của ngày càng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, mở ra kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hội nhập. Thì việc toàn cầu hóa kinh tế và văn hóa, cải cách hành chính trở thành một trào lưu, là một nhu cầu tự thân, nỗ lực của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động, hiệu quả, giảm phiền hà, một nền hành chính lấy đối tượng phục vụ làm tôn chỉ, mục đích chủ yếu, để từ đó xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính. Trong bối cảnh ấy, Đảng ta đã coi công cuộc cải cách hành chính là nhiệm vụ cấp thiết và cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp: “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ và văn minh”. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, trong những năm qua, chính quyền phường Văn Yên, thành phố Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước ở địa phương và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay thì cải cách hành chính trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ. Bởi vậy, đánh giá thực trạng cải cách hành chính trên địa bàn phường Văn Yên, từ đó đề xuất các giải pháp để những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ công chức và thúc đẩy nhanh chóng công cuộc cải cách thủ tục hành chính hiện nay, góp phần xây dựng phát triển toàn diện chính quyền trong sạch vững mạnh, bền vững nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhân dân có ý nghĩa sâu sắc. Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng cải cách hành chính tại phường Văn Yên, thành phố Hà Tĩnh”. III. PHẠM VI ÁP DỤNG Triển khai thực hiện trên địa bàn phường Văn Yên. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tập trung nguyên cứu những vấn đề lý luận về cải cách hành chính và khảo sát, đánh giá thực trạng cải cách hành chính tại phường Văn Yên, thành phố Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính góp phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. V. ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU - Nâng cao được nhận thức và trách nhiệm của cán bộ công chức, nhân viên về cải cách hành chính. - Làm tốt cải cách hành chính sẽ giúp tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; mang lại niềm tin cho nhân dân và cộng đồng. - Cải cách thật sự hiệu quả sẽ dễ đi vào cuộc sống, giảm thiểu gánh nặng, khó khăn cho người dân, tạo được niềm tin của người dân đối với chính quyền phường Văn Yên. - Khai thác tốt năng lực của từng cán bộ công chức, nhân viên sẽ đạt hiệu quả cao. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Từ nhiều năm nay, cải cách hành chính đã là một vấn đề mang tính tương đối phổ cập của xã hội Việt Nam. Người dân, tổ chức cảm nhận được kết quả, tác động của cải cách hành chính một cách trực tiếp nhất khi có việc phải tiếp xúc, giải quyết công việc với các cơ quan hành chính nhà nước. Cải cách hành chính là một khái niệm đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu hành chính trên thế giới đưa ra, dựa trên các điều kiện về chế độ, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cũng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu, do đó hầu hết các định nghĩa này là khác nhau. Cải cách hành chính là tạo ra những thay đổi trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính nhằm làm cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn. Cải cách hành chính là những nỗ lực có chủ định nhằm tạo nên những thay đổi cơ bản trong hệ thống hành chính nhà nước thông qua các cải cách có hệ thống hoặc thay đổi các phương thức để cải tiến ít nhất một trong những yếu tố cấu thành hành chính nhà nước: thể chế, cơ cấu tổ chức, nhân sự, tài chính công và tiến trình quản lý nhà nước. Cải cách hành chính bao gồm các cải cách về tổ chức, nhân sự, quy trình và công vụ cũng như các biện pháp thích ứng của hành chính công nhằm tạo ra các cơ quan hành chính hiệu quả, thể chế hóa các thẩm quyền hành chính một cách rõ ràng, đơn giản hóa hành chính và gần gũi với nhân dân. Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn so với trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành cải cách hành hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cải cách hành chính tùy theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế pháp lý, hoặc tài chính công... Theo nghĩa rộng: CCHC có thể hiểu là một quá trình thay đổi cơ bản, lâu dài, liên tục bao gồm cơ cấu của quyền lực hành pháp và tất cả các hoạt động có ý thức của bộ máy nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận và các cá nhân vì mục đích chung của cộng đồng và phối hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu lực, hiệu quả quản lý và các sản phẩm phục vụ nhân dân thông qua các phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực. Hiểu theo nghĩa này, CCHC là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước; lập kế hoạch; định thể chế; tổ chức; công tác cán bộ; tài chính; chỉ huy; phối hợp; kiểm tra; thông tin và đánh giá. Theo nghĩa hẹp: CCHC có thể hiểu như một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính nhà nước. Mặt khác cũng cần phân biệt cải cách hành chính với những biến đổi thông thường, những việc làm cần thiết (thường gọi là cải tiến) trong nền hành chính, Cải tiến được tiến hành trên cơ sở một nền hành chính tương đối ổn định, hợp lý và vận hành bình thường. Đó là đổi mới, cải thiện trong phạm vi hẹp ở một số bộ phận, quá trình nhất định để nền hành chính được hoàn thiện thêm. Quá trình cải tiến cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhằm đáp ứng những đòi hỏi cục bộ, phiến diện, cấp thiết trước mắt của nền hành chính. Như vậy, những cải tiến này được hiểu như là sự tự điều chỉnh nền hành chính; trong đó cải cách hành chính được nhìn nhận với tầm vóc lớn hơn, phạm vi rộng hơn và phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi cải cách hành chính phải được nghiên cứu một cách toàn diện và xây dựng một chiến lược dài hạn với những chương trình, kế hoạch cụ thể đối với tất cả các bộ phận cấu thành của nền hành chính. Từ những vấn đề trên có thể hiểu: Cải cách hành chính là hành vi hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền hành chính bằng việc cải biến chế độ, phương pháp hành chính cũ xây dựng chế độ và phương pháp hành chính mới trên phương diện thể chế hành chính, bộ máy hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và tài chính công. II. THỰC TRẠNG Phường Văn Yên là một phường ven trung tâm Thành phố Hà Tĩnh có vị trí vừa tiếp giáp với một số phường của thành phố (Đại Nài, Tâng Giang, Nam Hà, Thạch Quý) và tiếp giáp với xã của Tượng Sơn thuộc huyện Thạch Hà được ngăn cách bằng con sông Rào Cái, là đơn vị có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh chung của thành phố. Sau 15 năm chuyển từ xã lên phường, phường Văn Yên đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, mang dáng dấp của phường đô thị văn minh. Thời gian qua, kinh tế của phường duy trì tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tăng nhanh về ngành TM-DV, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản. Tốc độ tăng trưởng các ngành bình quân hàng năm đạt trên 10%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 50,88 triệu đồng tăng 1,44% so với đầu nhiệm kỳ. Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 15%. Bộ máy chính quyền địa phương trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh được tổ chức theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua vào ngày 19/6/2015. Cấp chính quyền địa phương ở phường là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân phường và Ủy ban nhân dân phường. UBND phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. UBND phường không có các cơ cấu trực thuộc mà chỉ có các chức danh chuyên trách các mảng công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường. Các mảng công việc đó là: Quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng; Tài chính- Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội. Biên chế của đơn vị hiện nay là 19 cán bộ, công chức và 8 cán bộ không chuyên trách. Cơ bản bộ máy vận hành có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. UBND phường đã ban hành quy chế hoạt động nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức theo lĩnh vực thực hiện nghiêm túc. UBND phường đã thực hiện nghiêm túc các quy định về TTHC, các thủ tục khi được công bố đã được công khai rộng rãi tại Bộ phận một cửa, một cửa liên thông và trên trang thông tin điện tử của phường, tạo thuận lợi cho các tổ chức và công dân tra cứu, tìm hiểu. Hàng năm UBND phường đã ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC nhằm phát hiện những quy định, TTHC còn bất cập, chồng chéo, vướng mắc để tiến hành rà soát kiến nghị đơn giản hóa. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với quy định hành chính, kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của phường: UBND phường đã công khai hộp thư góp ý của các tổ chức, cá nhân, công khai số điện thoại nóng của lãnh đạo tại phòng một cửa nhưng trong thời gian qua không nhận được đơn thư góp ý, phản ánh nào của tổ chức và công dân. Bố trí hòm thư lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân khi thực hiện giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông. Việc công khai thủ tục hành chính theo quy định của chính phủ, UBND phường giao cho cán bộ đầu mối thường xuyên rà soát, cập nhật, niêm yết công khai tại Bộ phận một cửa, một cửa liên thông kịp thời, đầy đủ các thủ tục hành chính mới ban hành hoặc đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ. Đến thời điểm này đã cập nhật, công khai 197 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã. Trên cơ sơ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, UBND phường đã ban hành quy chế hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết qua theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đặc biệt, đã đầu tư trang bị cơ sở vật chất như: điều hòa, máy vi tính, máy in, máy scan, camera giám sát, hệ thống mạng LAN, đường truyền Internet, bàn ghế cơ bản đáp ứng yêu cầu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin từ khâu tiếp nhận, chuyển xử lý, trả kết quả được thực hiện tốt; số thủ tục hành chính thực hiện liên thông chủ yếu ở các lĩnh vực đất đai, lao động thương binh xã hội, đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi đã tạo thuận lợi, giảm chi phí thời gian đi lại cho công dân. Bộ phận “Một cửa, một cửa liên thông” tiếp tục được phát huy, tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt trên 80%, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đến giao dịch. Về tình hình, kết quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích: đã triển khai thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của UBND thành phố, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, tuy nhiên đến nay người dân chưa thực sự quan tâm phối hợp hoặc do nhu cầu không cao nên tỷ lệ phát sinh hồ sơ không nhiều. Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ, UBND phường đã lập danh sách các công chức đến hạn chuyển đổi vị trí công tác chuyển lên UBND thành phố. Từ năm 2015 đến nay đã chuyển đổi vị trí công tác 03 công chức phụ trách lĩnh vực Địa chính và Kế toán. Phân công trách nhiệm, bố trí, sắp xếp vị trí công việc phù hợp với chuyên môn của cán bộ, công chức, đảm bảo công việc thông suốt, hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luậ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_cai_cach_hanh_chin.doc