Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp thực hiện cải cách hành chính và chuyển đổi số ở Trường Tiểu học Tân Long 1
Cải cách hành chính (CCHC) là một chủ trương, công cuộc có tính đổi mới của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng một nền hành chính dân chủ, thống nhất hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phục vụ nhân dân.
Theo đó, mục tiêu cải cách hành chính là: “xây dựng một nền hành chính dân chủ, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất năng lực đáp ứng được công cuộc xây dựng và phát triển đất nước" (Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII).
Đối với cơ sở giáo dục cũng thế, cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhà trường, là yếu tố thúc đẩy phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị... Thực tế cho thấy, ở đơn vị trường học, công tác CCHC được thực hiện có hiệu quả thì hoạt động giảng dạy, giáo dục của nhà trường diễn ra có quy củ, chất lượng được nâng lên.
Trong phạm vi bài viết, xin nêu “Một vài giải pháp thực hiện cải cách hành chính và chuyển đổi số ở Trường Tiểu học Tân Long 1, huyện Phụng Hiệp”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp thực hiện cải cách hành chính và chuyển đổi số ở Trường Tiểu học Tân Long 1

MỘT VÀI GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN LONG 1, HUYỆN PHỤNG HIỆP I. THÔNG TIN CHUNG: - Họ và tên: Đặng Thị Tuyết Mai, Đỗ Tấn Lợi, Nguyễn Trường Giang - Đơn vị: Trường Tiểu học Tân Long 1 - Địa chỉ: ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang. - Điện thoại: 0988229116 II. NỘI DUNG: Cải cách hành chính (CCHC) là một chủ trương, công cuộc có tính đổi mới của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng một nền hành chính dân chủ, thống nhất hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phục vụ nhân dân. Theo đó, mục tiêu cải cách hành chính là: “xây dựng một nền hành chính dân chủ, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất năng lực đáp ứng được công cuộc xây dựng và phát triển đất nước" (Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII). Đối với cơ sở giáo dục cũng thế, cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhà trường, là yếu tố thúc đẩy phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị... Thực tế cho thấy, ở đơn vị trường học, công tác CCHC được thực hiện có hiệu quả thì hoạt động giảng dạy, giáo dục của nhà trường diễn ra có quy củ, chất lượng được nâng lên. Trong phạm vi bài viết, xin nêu “Một vài giải pháp thực hiện cải cách hành chính và chuyển đổi số ở Trường Tiểu học Tân Long 1, huyện Phụng Hiệp”. * Giải pháp 1: Phát huy vai trò của thủ trưởng (Hiệu trưởng) đối với hoạt động cải cách hành chính của đơn vị. Như đã nói, cải cách hành chính là yếu tố thúc đẩy phát triển nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. Vì vậy, chỉ khi nào bản thân hiệu trưởng nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động CCHC trong công tác quản lý thì mới có “hành động” đúng. Mà trên thực tế, có thể nói chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung cũng như hiệu quả của hoạt động CCHC nói riêng chịu sự chi phối rất lớn từ vai trò quản lý của người đứng dầu (thủ trưởng, hiệu trưởng). Do đó, nhận thức đúng đắn về mục tiêu công tác CCHC của Hiệu trưởng có thể xem là yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt động này. * Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức về công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số trong toàn thể tập thể sư phạm. Thường nghe: “Một bàn tay vỗ không thành tiếng”. Theo đó, CCHC là nhiệm vụ chung của nhà trường. Như vậy, cần tập trung chỉ đạo triển khai các văn bản, quy định về CCHC; quán triệt thực hiện nghiêm túc công tác CCHC phù hợp với đặc thù của ngành giáo dục và thực tiễn đơn vị đến toàn thể tập thể sư phạm. Điều này tạo ra sự nhất quán về nhận thức của tập thể, tránh được tình trạng “đứng bên lề” hay “tư tưởng cục bộ” rằng: CCHC là chuyện của lãnh đạo nhà trường. Thực hiện tốt giải pháp này cũng đồng nghĩa với việc tạo được sự “chung tay” trong CCHC, phát huy sức mạnh chung của nhà trường. Tuy nhiên, việc triển khai CCHC (và chuyển đổi số) phải được thực hiện một cách thiết thực, khoa học, hiệu quả; tránh tình trạng qua loa, chiếu lệ, rập khuôn hình thức hay “đánh trống bỏ dùi”. * Giải pháp 3: Cải cách hành chính với một môi trường làm việc “thông thoáng”, hiệu quả. Trường học là cơ sở giáo dục, hơn ai hết, trong CCHC, nhà trường cần tạo một môi trường thân thiện, ôn hòa, lịch thiệp, hiệu quả, thể hiện tính đặc thù của giáo dục trong tất cả các hoạt động. Điều này không chỉ được thực hiện trong nội bộ nhà trường, mà còn phải được thể hiện chỉn chu trong mối liên hệ với các tổ chức xã hội, với cộng đồng dân cư và đặc biệt khi tiếp xúc công dân (PHHS): niềm nở được tiếp đón, hài lòng khi rời đi. Như vậy có thể nói, cải cách hành chính không chỉ đơn giản nhằm giảm phiền hà, tinh giản thủ tục hành chính mà còn tạo môi trường thông thoáng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. * Giải pháp 4: Kiện toàn bộ máy với hoạt động CCHC. Nghĩa là cải tiến cơ cấu tổ chức, thay đổi quy chế hoạt động, lề lối làm việc của các tổ chức đoàn thể, các bộ phận trong nhà trường theo hướng tinh gọn, thiết thực, khoa học, đồng bộ sao cho phát huy hiệu quả tích cực. Thực hiện giải pháp này cần tạo nên không khí mật thiết, hoà đồng; thể hiện được sự quan tâm sâu sắc của nhà trường. Tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát huy năng lực, sở trường của người phụ trách từng bộ phận; song song với kế hoạch kiểm tra, đánh giá tiến độ, chất lượng của hoạt động ở các bộ phận này tránh được tình trạng “đầu voi đuôi chuột”. Thông qua kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, điều chỉnh nội dung trong quá trình triển khai thực hiện; từng bước thiết lập kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ công vụ. * Giải pháp 5: Đồng bộ hóa các hoạt động của các bộ phận trong nhà trường trong hoạt động CCHC. Mỗi bộ phận trong nhà trường về cơ bản thực hiện nhiệm vụ theo “mảng”. Nhưng trên thực tế, các bộ phận là thể thống nhất thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch chung của nhà trường hoạt động như một “guồng máy” trong bức tranh tổng thể. “Nhiệm vụ” của mỗi bộ phận được hoàn thành tốt đồng nghĩa với kế hoạch của nhà trường được hoàn thành tốt. Mối liên hệ biện chứng này, nhất thiết phải được nhận thức nghiêm túc. Hơn nữa, sự hoạt động linh hoạt, nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường sẽ tránh được tình trạng “việc ai nấy lo” hay “việc của người ta”. Thực hiện tốt giải pháp này, lãnh đạo nhà trường – Ban giám hiệu (BGH) và người phụ trách từng bộ phận cần thể hiện vai trò chỉ đạo công tác phối hợp trên tinh thần “hỗ trợ tích cực” để hoàn thành nhiệm vụ chung. * Giải pháp 6: Tổ chức chuyên đề về CCHC và chuyển đổi số (CĐS) trong đơn vị. Sẽ là mơ hồ nếu thực hiện CCHC và CĐS trong nhà trường mà không tổ chức sinh hoạt chuyên đề trong lĩnh vực này. Theo đó, trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo thực tiễn của đơn vị, nhà trường cần nghiên cứu nội dung tổ chức sinh hoạt chuyên đề CCHC và CĐS trong Hội đồng sư phạm. Chẳng hạn: cải cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ, lề lối làm việc; cải cách tài chính công; xây dựng “nhà trường điện tử”, Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề CCHC và CĐS phải tính đến tính khả thi, tính hiệu quả của chuyên đề. Qua đó, nâng cao nhận thức của từng thành viên trong tập thể sư phạm, tác động tích cực đến quá trình thực thi. * Giải pháp 7: Xây dựng quy tắc ứng xử, tiếp xúc công dân. Với đơn vị trường học, tiếp xúc với công dân chủ yếu là phụ huynh học sinh (PHHS). Vì vậy, nhất thiết phải xây dựng quy tắc ứng xử, giao tiếp khi tiếp xúc với PHHS. Yêu cầu này chừng như đơn giản, nhưng không được được xem nhẹ: vì trong thực tế không phải không xảy ra trường hợp “không như mong muốn” khi PHHS tiếp xúc với nhà trường. Quy tắc ứng xử với PHHS phải được thực hiện từ nhân viên bảo vệ cho đến người đứng đầu cơ quan. Ví dụ: trang phục, lời nói, thái độ, của nhân viên bảo vệ?; thái độ, cách giao tiếp, hướng dẫn, của giám thị trực ban?; thái độ tiếp đón, trao đổi ý kiến, bộ phận phụ trách, của lãnh đạo nhà trường?; cần chỉn chu ra sao?... Nhất nhất phải được “tập huấn”. Việc xây dựng quy tắc ứng xử với “công dân” góp phần không nhỏ trong việc tạo nên “bộ mặt” của nhà trường; tạo thiện cảm, ấn tượng tốt của PHHS đối với đơn vị. Quá trình thực hiện quy tắc ứng xử phải tạo được tâm lý: được tiếp đón niềm nở, thân thiện khi đến liên hệ làm việc; được hài lòng khi rời khỏi. * Giải pháp 8: Giải quyết công việc nghiêm túc, khoa học. Trong hoạt động CCHC và CĐS, việc giải quyết công việc nghiêm túc, khoa học là rất cần thiết: giải quyết đến nơi, đến chốn, đúng thời gian, tiến độ. Từ việc thực hiện chế độ báo cáo, thông tin hai chiều giữa nhà trường với các cơ quan chủ quản, các đơn vị liên quan phải đảm bảo tính minh xác, đúng thời gian quy định; thực hiện các nhiệm vụ của các bộ phận, đoàn thể trong đơn vị phải kịp thời, đúng tiến độ; cho đến việc tiếp nhận, giải quyết công việc của PHHS phải được đảm bảo đúng thời gian; Tất cả, phải được thực hiện nghiêm túc. * Giải pháp 9: Hiện đại hóa, số hóa cải cách hành chính – ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Thực hiện CCHC và chuyển đổi số (CĐS) không thể không thực hiện biện pháp ứng dụng CNTT. Theo đó, triển khai, thực hiện: - Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của BGH, các bộ phận, đoàn thể, tổ khối chuyên môn, nhằm tạo sự liên kết, thông suốt, nhanh chóng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, thực hiện kế hoạch nhà trường: ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, điều hành hoạt động nhà trường; văn bản đi – đến, văn bản trao đổi giữa nhà trường với các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; ứng dụng chữ ký số, Sinh hoạt chuyên đề - Ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách được phân công – tăng cường tính trực quan trong giảng dạy, phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, phẩm chất học sinh: ứng dụng phần mềm soạn thảo văn bản, soạn giảng, sinh hoạt chuyên môn, Thảo luận chuyên đề - Ứng dụng CNTT của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) nhằm phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, công tác xã hội hóa giáo dục (XHH.GD); phối hợp thực hiện 3 môi trường giáo dục Nhà trường – Gia đình – Xã hội: ứng dụng nền tảng mạng xã hội Zalo, Facebook, - Ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện như: Hội trại, Về nguồn, Vầng trăng cổ tích, Hội diễn văn nghệ, Hội thi kể chuyên Bác Hồ,... - Ứng dụng CNTT trong hoạt động tài chánh, chế độ tiền lương, giao dịch tài chánh công dân với nhà trường,: Banking, Mobile Money, Việc chuyển đổi số (số hóa) các hoạt động CCHC của nhà trường tiến tới xây dựng “nhà trường điện tử” được xem như một sự tất yếu trong xu thế phát triển của xã hội. * Giải pháp 10: Ứng dụng mạng xã hội (MXH) thành lập nhóm tương tác nội bộ. Dạy, học trực tuyến Họp phụ huynh trực tuyến Một trong những biện pháp để thực hiện CCHC và CĐS là ứng dụng MXH để thành lập các “nhóm nội bộ” của nhà trường. Chẳng hạn: Nhóm lớp GVCN, Nhóm GVCN, Nhóm khổi – tổ chuyên môn, Nhóm chuyên môn, Nhóm HĐSP,để tạo sự tương tác “nội bộ”, giải quyết các vấn đề của nhà trường thông qua không gian mạng (dạy - học trực tuyến, họp lớp, họp PHHS, sinh hoạt chuyên môn, thông tin thông báo, họp HĐSP, Hiệu quả hoạt động nhóm MXH không hề nhỏ đối với công tác CCHC và CĐS. * Giải pháp 11: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trương ứng. Sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc CCHC và CĐS nếu thiếu sự đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), đặc biệt là thiết bị CNTT. Theo đó, chuyển đổi số (CĐS) như một xu thế phát triển tất yếu của xã hội trong thời đại công nghệ. Việc ứng dụng những thành tựu của CNTT ngày càng phổ biến sâu rộng trong đời sống. CĐS trong nhà trường cũng không ngoại lệ: điều này đồng nghĩa với việc trang bị CSVC về CNTT cho nhà trường là rất cần thiết Nói tóm lại, CCHC là chủ trương của toàn hệ thống chính trị trên cả nước. Thực hiện CCHC trong nhà trường cần có những giải pháp đồng bộ để mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác này, nhất thiết phải có sự nhất quán trong nhận thức và thực thi của cả tập thể sư phạm. Trong phạm vi bài viết, tất có những sai sót nhất định. Vậy nên, rất mong nhận được sự cảm thông!
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_thuc_hien_cai_cach_h.docx