Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách và quy định pháp luật nhằm nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, đây là một sự cần thiết và kịp thời để xây dựng một nền hành chính nhà nước năng động, giảm phiền hà, nhằm đảm bảo bộ máy hành chính nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Việc tìm ra giải pháp nâng cao tính tự giác, trách nhiệm của người cán bộ, công chức là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó Đảng và Nhà nước đã triển khai cải cách, đổi mới nền hành chính nhà nước với nhiều nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao đội ngũ cán bộ công chức.v.v. Trong đó cải cách thủ tục hành chính là một khâu quan trọng, được đặt ra ngay từ đẩu của tiến trình cải cách. Thủ tục hành chính không những liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền mà còn đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ của với Nhà nước, các quyền, nghĩa vụ của công dân được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết.

doc 12 trang Lê Ngọc 09/01/2025 1020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN
	 - Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ”
	- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cải cách hành chính
	- Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01/01/2022
	- Tác giả: NGUYỄN QUANG THÀNH, sinh năm: 1964
	- Trình độ chuyên môn: Trung cấp
	- Chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân..0
	- Đơn vị công tác: Ủy ban Nhân dân xã Sơn Ninh.
	- Địa chỉ: Thôn Trà Sơn, xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
	- Điện thoại: 0981.566.657.
- Email: [email protected]
	- Đơn vị áp dụng sáng kiến: UBND xã Sơn Ninh
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài 
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách và quy định pháp luật nhằm nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, đây là một sự cần thiết và kịp thời để xây dựng một nền hành chính nhà nước năng động, giảm phiền hà, nhằm đảm bảo bộ máy hành chính nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Việc tìm ra giải pháp nâng cao tính tự giác, trách nhiệm của người cán bộ, công chức là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó Đảng và Nhà nước đã triển khai cải cách, đổi mới nền hành chính nhà nước với nhiều nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao đội ngũ cán bộ công chức.v.v. Trong đó cải cách thủ tục hành chính là một khâu quan trọng, được đặt ra ngay từ đẩu của tiến trình cải cách. Thủ tục hành chính không những liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền mà còn đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ của với Nhà nước, các quyền, nghĩa vụ của công dân được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết. 
II. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, coi đó là nền móng của mọi thành công: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. Thực hiện tư tưởng đó của Người, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và tổ chức triển khai thực hiện nhiều văn bản quy định về cán bộ, công chức. Năm 2019, Quốc hội đã thông qua Luật cán bộ, công chức (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật sửa đổi Cán bộ, công chức) để phù hợp với yêu cầu mới, để đáp ứng thúc đẩy đất nước ngày càng hội nhập, phát triển việc xây dựng được bộ máy hành chính, hiệu quả tinh gọn, lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, tự giác, trách nhiệm là một trong những yếu tố chính đưa đất nước phát triển, hội nhập. Như vậy việc tìm giải pháp nâng cao tính tự giác trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước là tiền đề thực hiện các nội dung khác như: Nâng cao chất lượng thể chế, nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức, phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc hiệu quả.
Hiện nay, trình độ chuyên môn, tính tự giác, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của một số cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế, Do vậy, tìm giải pháp nâng cao tính tự giác, chủ động của cán bộ, công chức thực sự là vấn đề cấp bách hiện nay. Bởi vì góp phần thúc đẩy nhanh chóng công cuộc cải cách hành chính hiện nay, xây dựng một chính quyền trong sạch vững mạnh, bền vững nhằm nâng cao chất lượng giải quyết công việc, chất lượng phục vụ nhân dân
Ủy ban nhân dân xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân nhất do vậy vai trò, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của xã đặc biệt quan trọng, quyết định vào sự ổn định, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Đó là những lý do tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao tính tự giác, trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực hiện nhiệm vụ” để tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ, công chức xã Sơn Ninh
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi Ủy ban nhân dân xã Sơn Ninh, thông qua đề tài này góp phần giúp toàn thể cán bộ, công chức, nhân viên khối Ủy ban nâng cao tính tự giác, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
IV. Mục đích nghiên cứu
Trong những năm qua, việc tìm giải pháp nâng cao tính tự giác, năng lực của cán bộ công chức đã được người đứng đầu thực hiện và đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đoàn kết trong cán bộ, công chức. Nhưng so với yêu cầu đổi mới, yêu cầu công việc hiện nay thì nó còn nhiều hạn chế.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu tích cực, tự giác trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Trong đó có nguyên nhân xếp loại đánh giá năng lực công chức chưa thật sự khách quan, chính xác gây ra sự chán nản, không khuyến khích được sự cố gắng, nỗ lực, tính sáng tạo trong giải quyết công việc. Hiện tượng cán bộ, công chức “sáng xách ô đi, trưa xách ô về” còn tồn tại, chưa có sự cạnh tranh giữa cán bộ, công chức dẫn đến tình trạng ỷ lại trong công việc, chưa có ý thức phấn đấu vươn lên. Thực hành dân chủ vẫn chưa thường xuyên, đều khắp và chưa trở thành nếp sinh hoạt công sở. Vẫn còn tồn tại một số cán bộ, công chức áp đặt, quan liêu cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, không chấp hành kỉ luật, quy định cơ quan. Đặc biệt chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng đủ cuộc sống. Đáng chú ý là việc suy giảm uy tín của người đứng đầu, sự yếu kém về năng lực quản lý, sự giảm sút về phẩm chất đạo đức cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới tính tự giác, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Môi trường làm việc thiếu tính dân chủ, công khai cũng là một trong những yếu tố dẫn tới tính nhiệt tình, tâm huyết thực hiện công việc của cán bộ, công chức.
Mục đích của đề tài nhằm tìm ra những biện pháp, những giải pháp, nội dung thiết thực để giúp cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung và đơn vị cơ quan Ủy ban nhân dân xã nói riêng nhận thức được tầm quan trọng nâng cao tính tự giác, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần phát huy tối đa trí tuệ, tính tự giác của cán bộ, công chức, xây dựng một đội ngũ cán bộ thống nhất về ý chí và hành động, hoàn thành xuất sắc nhiệm các vụ chính trị, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc nảy sinh, đáp ứng nhu cầu ngày càng đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Khuyến khích sự cố gắng, nỗ lực, tính tự giác, trách nhiệm, sáng tạo trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức.
Tạo được một môi trường lao động minh bạch, công khai, văn minh, dân chủ và công bằng, đó là động lực thúc đẩy sự nhiệt huyết của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước.
Đề tài có tính thực tiễn, dễ áp dụng đối với các cơ quan hành chính nhà nước, khai thác tối đa năng lực của từng cán bộ công chức mang lại hiệu quả cao trong công việc.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đổi mới, nâng cáo sự tính tự giác, năng động, hiệu quả trong làm việc là sự thiết lập, vận dụng những trình tự, quy trình nhất định của cơ quan hành chính nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính, đem lại sự hài lòng của người dân.
Cải cách hành chính, đổi mới phương pháp làm việc hiệu quả trong cán bộ, công chức sẽ thúc đẩy, mở rộng và củng cố nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước, tiết kiệm thời gian, sức lực, nó thể hiện trình độ pháp lý cũng như kỹ thuật ban hành pháp luật của đất nước.
1. Nhận thức về tính tích cực, tự giác của cán bộ, công chức
1.1. Khái niệm
Tính tích cực nghề nghiệp của công chức hành chính là một bộ phận của tính tích cực nghề nghiệp của người lao động. Theo hướng tiếp cận này tính tích cực nghề nghiệp của công chức hành chính là trạng thái tâm lý tích cực của công chức trong thực thi công vụ, với nhiều biểu hiện cụ thể khác nhau như: say mê, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ công tác.
Theo tôi, tính tích cực nghề nghiệp của công chức là sự thống nhất giữa trạng thái tâm lý và hành động tích cực của công chức trong quá trình thực hiện công vụ nhằm đạt được kết quả tốt nhất theo mục tiêu, yêu cầu quản lý. 
1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc phát huy tính tích cực nghề nghiệp của công chức
- Khơi dậy những nỗ lực, tiềm năng của công chức để thực hiện công việc tốt hơn. Thực tế đã cho chúng ta thấy không phải tất cả công chức đều có tinh thần, thái độ, hành động tích cực trong quá trình thực hiện công vụ. Bằng chứng là vẫn có những vi phạm, công chức bị kỷ luật và xử lý vi phạm pháp luật ở mức cao hơn do không hoặc vi phạm các quy định trong quá trình thực hiện công vụ. Có nhiều nguyên nhân đưa ra lý giải cho hiện tượng tiêu cực này như: Không làm chủ, thiếu sự kiểm soát về lý trí bản thân; do bị rơi vào điều kiện hoàn cảnh khó khăn; do chủ quan, thiếu cảnh giác, không thận trọng trong quá trình thực hiện công vụ trong số các nguyên nhân được đưa ra có nguyên nhân do thiếu tính tích cực nghề nghiệp nên không vượt qua được những khó khăn, thử thách, thách thức, cám dỗ của đời sống xã hội nói chung.
Cũng từ thực tế cho thấy có những công chức trong suốt quá trình lao động công vụ của mình luôn có những cố gắng, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, theo đó phát triển. Nhưng ngược lại cũng có những công chức sau một thời gian công tác rơi vào trạng thái “an phận thủ thường” tức là thiếu sự cố gắng, nỗ lực trong thực thi công vụ và nói khái quát hơn là thiếu tính tích cực nghề nghiệp.
Với những đối tượng trên và ngay cả với đối tượng đã, đang có tính tích cực nghề nghiệp thì cũng luôn cần sự động viên, khuyến khích để tích cực hơn. Đấy thực chất là sự khơi dậy những nỗ lực, tiềm năng của công chức. Như vậy, rõ ràng là phát huy tính tích cực nghề nghiệp có vai trò, ý nghĩa đối với việc khơi dậy những nỗ lực, tiềm năng của công chức để thực hiện công việc tốt hơn. 
- Vai trò, ý nghĩa trong quản lý hiệu suất làm việc. Hiệu suất làm việc là khối lượng công việc làm được trong một thời gian nhất định. Theo đó nếu công chức được phát huy tính tích cực nghề nghiệp sẽ có thể nâng cao hiệu suất làm việc tức là tạo ra được nhiều kết quả công việc trong cùng một thời gian so với trước đó. Như vậy nâng cao tính tích cực nghề nghiệp không chỉ đơn thuần là yêu cầu mà còn là nhiệm vụ của các cơ quan, người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước để từ đó đạt được hiệu suất làm việc cao.
Trong quản lý nguồn nhân lực thì đạt được hiệu suất làm việc tối đa là đạt được mục đích lý tưởng của các nhà quản lý. Trên thực tế chưa có một nhà quản lý nào đạt được điều này, tức là tính trạng lãng phí nguồn nhân lực vẫn luôn tồn tại song hành với hoạt động quản lý. Công thức ở đây là làm sao giảm thiểu ở mức thấp nhất sự lãng phí trong sử dụng nhân lực, giải pháp được đưa ra có nhiều và trong đó có các biện pháp nâng cao tính tích cực nghề nghiệp với các biểu hiện cụ thể khác nhau như: khen thưởng, kỷ luật, tạo cơ hội học tập nâng cao trình độ, thăng tiến nghề nghiệp Như vậy rõ ràng là việc thực hiện các biện pháp để nâng cao tính tích cực nghề nghiệp có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý hiệu suất làm việc. 
- Vai trò, ý nghĩa trong việc góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức. Đối với các cơ quan, tổ chức hành chính cũng vậy, đội ngũ công chức là nhân tố sống, là người thực thi công vụ và vì vậy chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức có hoàn thành hay không phụ thuộc vào mức độ cố gắng, nỗ lực của mỗi công chức và của tập thể công chức.
Để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức cần có các yếu tố, điều kiện khác nhau như: Thể chế chính sách, phương tiện vật chất - kỹ thuật, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức khác Trong các yếu tố, điều kiện đó thì con người - cụ thể hơn là những nỗ lực, cố gắng của con người đối với công việc là rất quan trọng. Từ đó cho thấy, việc phát huy tính tích cực nghề nghiệp của công chức hành chính góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
Trong những năm qua, cải cách thủ tục hành chính ở các cơ quan đơn vị đã mang lại những kết quả tích cực, có nhiều bước tiến rõ rệt. Thực tế công tác cải cách thủ tục hành chính ở Ủy ban Nhân dân xã Sơn Ninh có những thuận lợi và khó khăn như sau: Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và Nhân dân rất quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính; có tinh thần đoàn kết và hợp tác rất tốt. Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức xã cơ bản đều năng động, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn tốt, có ý thức vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao. Tổ chức bộ máy dần được sắp xếp tinh gọn. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, phục vụ có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và triển khai nhiệm vụ. Công tác công khai, minh bạch được thực hiện đầy đủ, phát huy tốt dân chủ hóa trong mọi hoạt động của cơ quan Ủy ban Nhân dân xã. Tạo được niềm tin của các tổ chức, đoàn thể xã hội và nhân dân địa phương đối với đội ngũ lãnh đạo. Có nhiều cán bộ, công chức hoàn thành các công việc theo đúng yêu cầu tiến độ, một số sẵn sàng làm thêm giờ nếu thấy công việc đang bị chậm trễ; báo cáo với thủ trưởng khi phát hiện văn bản, quyết định của cơ quan, tổ chức mình ban hành chưa đúng với quy định của pháp luật; góp ý với những đồng nghiệp hay vi phạm thời gian và kỷ luật lao động
Nhưng so với yêu cầu đổi mới hiện nay thì tính tích cực tự giác của một bộ phận công chức vẫn còn hạn chế với biểu hiện phổ biến là hoàn thành nhiệm vụ được giao, thời gian lao động đảm bảo song chất lượng, hiệu quả công việc chỉ đạt ở mức trung bình; làm đúng công việc được phân công nhưng chưa thực sự say mê, tinh thần trách nhiệm chưa cao, vẫn còn hiện tượng né tránh, thoái thác công việc khi có thể; thiếu sự thống nhất giữa nhận thức với hành vi thực hiện công việc để thể hiện đồng nhất giữa trạng thái tâm lý với hành động tích cực nghề nghiệp. Ví dụ: Mặc dù nhận thức được về kỷ luật, thời gian lao động nhưng vẫn vi phạm, không chấp hành tốt các quy định về vấn đề này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trước tiên phải nói đến là việc chúng ta vẫn chưa có những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cho từng loại hình công việc, từng ban ngành, từng cá nhân trong tổ chức, nhất là những quy định về tính chịu trách nhiệm cá nhân. Hiện tượng "bình quân chủ nghĩa" còn khá phổ biến, chưa có sự cạnh tranh giữa các cán bộ, công chức dẫn đến tình trạng cán bộ, công chức ỷ lại dựa dẫm vào cấp trên, chưa có ý thức phấn đấu vươn lên. Thực hành dân chủ vẫn chưa thường xuyên, đều khắp và chưa trở thành nếp sinh hoạt văn hoá công sở. Vẫn còn tồn tại không ít hiện tượng áp đặt, quan liêu cửa quyền, tuỳ tiện, coi thường kỷ cương, kỷ luật công vụ. Điều này dẫn tới việc cán bộ, công chức không phát huy được tinh thần sáng tạo, không đề xuất được các sáng kiến, giải pháp về cải cách hành chính, cán bộ, công chức bị động, phụ thuộc, trì trệ, dựa dẫm. Đặc biệt chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức còn chưa 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_tinh_tu.doc