Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã Bồ Lý

Chính quyền cấp xã là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chính quyền địa phương; là nơi trực tiếp liên hệ với dân, giải quyết công việc của dân, gắn bó với đời sống của dân, do dân và vì dân nên chính quyền cấp xã phải sử dụng ngân sách như một công cụ, phương tiện để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Quy định của nhà nước về quản lý ngân sách xã - Điều lệ ngân sách xã lần đầu được ban hành theo Nghị định số 64-CP ngày 08/4/1972 của Hội đồng Chính phủ, tiếp theo đó là Nghị định số 138/HĐBT ngày 19/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng khẳng định thêm sự quan trọng của ngân sách xã - ngân sách xã được coi là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, bao gồm 4 cấp ngân sách: Trung ương, tỉnh, huyện (thành, thị) thuộc tỉnh. Ngày 20/3/1996 Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội khóa X thông qua, ngày 16/12/2002 Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 đã sửa đổi Luật ngân sách đã ban hành năm 1996. Tóm lại, từ khi có Điều lệ ngân sách xã theo Nghị định số 64-CP ngày 08/4/1972 của Chính phủ đến nay, đã có nhiều thay đổi và ngày càng được hoàn thiện hơn. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội. Nhà nước sử dụng công cụ Ngân sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Luật Ngân sách nhà nước năm và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý điều hành ngân sách, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng.

Hiện nay, tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế về cả chiều rộng lẫn chiều sâu đã có những tác động sâu sắc đến hoạt động quản lý ngân sách của nhà nước và đặc biệt là ngân sách xã. Sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng cao, do đó số thu - chi của ngân sách xã cũng không ngừng phát triển. Điều này đòi hỏi công tác quản lý ngân sách xã phải có sự vận động đi lên. Từ yêu cầu của thực tiễn trên, công tác quản lý ngân sách xã đã được các cấp chính quyền xem đây là nhiệm vụ then chốt để giúp cho công tác quản lý điều hành nói chung và quản lý Tài chính ngân sách nói riêng ở địa phương ngày càng đi vào nề nếp.

Bồ Lý là một trong các đơn vị hành chính cơ sở của huyện Tam Đảo, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn, thông qua đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Tuy vậy bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã Bồ Lý còn những hạn chế cần khắc phục nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của địa phương trong những năm tới. Từ thực tiễn đó tôi đề xuất và xây dựng sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã Bồ Lý.

doc 7 trang Lê Ngọc 21/12/2024 2161
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã Bồ Lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã Bồ Lý

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã Bồ Lý
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ 
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm huyện Tam Đảo
Tên tôi là: 
Chức vụ: 
Đơn vị/địa phương: 
Điện thoại: 
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm huyện Lập Thạch xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở sau đây cho tôi :
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã Bồ Lý.
(Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiếncấp cơ sở kèm theo)
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
(hoặc Chính quyền địa phương)

Bồ Lý, ngày tháng năm 20..
Người nộp đơn
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ BỒ LÝ
=====***=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách
 trên địa bàn xã Bồ Lý
Tác giả sáng kiến: ..
Bồ Lý, Năm 2020
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Chính quyền cấp xã là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chính quyền địa phương; là nơi trực tiếp liên hệ với dân, giải quyết công việc của dân, gắn bó với đời sống của dân, do dân và vì dân nên chính quyền cấp xã phải sử dụng ngân sách như một công cụ, phương tiện để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Quy định của nhà nước về quản lý ngân sách xã - Điều lệ ngân sách xã lần đầu được ban hành theo Nghị định số 64-CP ngày 08/4/1972 của Hội đồng Chính phủ, tiếp theo đó là Nghị định số 138/HĐBT ngày 19/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng khẳng định thêm sự quan trọng của ngân sách xã - ngân sách xã được coi là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, bao gồm 4 cấp ngân sách: Trung ương, tỉnh, huyện (thành, thị) thuộc tỉnh. Ngày 20/3/1996 Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội khóa X thông qua, ngày 16/12/2002 Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 đã sửa đổi Luật ngân sách đã ban hành năm 1996. Tóm lại, từ khi có Điều lệ ngân sách xã theo Nghị định số 64-CP ngày 08/4/1972 của Chính phủ đến nay, đã có nhiều thay đổi và ngày càng được hoàn thiện hơn. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội. Nhà nước sử dụng công cụ Ngân sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Luật Ngân sách nhà nước năm và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý điều hành ngân sách, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng. 
Hiện nay, tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế về cả chiều rộng lẫn chiều sâu đã có những tác động sâu sắc đến hoạt động quản lý ngân sách của nhà nước và đặc biệt là ngân sách xã. Sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng cao, do đó số thu - chi của ngân sách xã cũng không ngừng phát triển. Điều này đòi hỏi công tác quản lý ngân sách xã phải có sự vận động đi lên. Từ yêu cầu của thực tiễn trên, công tác quản lý ngân sách xã đã được các cấp chính quyền xem đây là nhiệm vụ then chốt để giúp cho công tác quản lý điều hành nói chung và quản lý Tài chính ngân sách nói riêng ở địa phương ngày càng đi vào nề nếp. 
Bồ Lý là một trong các đơn vị hành chính cơ sở của huyện Tam Đảo, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn, thông qua đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Tuy vậy bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã Bồ Lý còn những hạn chế cần khắc phục nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của địa phương trong những năm tới. Từ thực tiễn đó tôi đề xuất và xây dựng sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã Bồ Lý.
2. Tên sáng kiến: 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã Bồ Lý.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: ....................................................................................................
- Địa chỉ tác giả sáng kiến/đơn vị công tác: ..................................................
- Số điện thoại:................................... E-mail: ..........................................
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:...................................................................
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Công tác tài chính, ngân sách
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 30/10/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến: 
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã, sáng kiến đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã Bồ Lý.
* Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị địa phương đối với nhiệm vụ thu, chi ngân sách. Phải xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển địa phương đo đó hàng năm cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị, thông qua nghị quyết của cấp ủy, nghị quyết của HĐND, kế hoạch của UBND, kế hoạch của các tổ chức chính trị xã hội.
* Tăng cường khai thác các nguồn thu, nhất là các nguồn thu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, các nguồn phí, lệ phí để tăng nguồn thu cho ngân sách, chống thất thu ngân sách địa phương. Từ đó có nguồn ngân sách chi cho đầu tư phát triển ở địa phương.
* Tăng cường công tác cải cách hành chính, xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể triển khai Nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và định hướng đến năm 2021; đơn giản hóa thủ tục, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh; kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật.
* Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong quản lý các nguồn thu phát sinh và mở rộng cơ sở thuế thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn. Triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý nguồn thu thuế, chống thất thu đối với các ngành, lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro cao; thực hiện thu đúng, thu đủ thuế đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, thương mại điện tử, kinh doanh bất động sản, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh đối với doanh nghiệp kê khai thuế không đúng quy định; các nhà thầu, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn có chi nhánh hoặc không có chi nhánh nhưng chưa kê khai, nộp thuế.
* Tăng cường việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo đúng quy định của Luật quản lý và sử dụng tài sản công năm 2017. Việc lập dự toán, đầu tư, mua sắm, thuê, khoán, quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị trong các cơ quan, đơn vị phải bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ. 
* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhằm siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương tài chính để bảo đảm sử dụng tiền, tài sản nhà nước đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước sai mục đích, không đúng quy định, gây thất thoát, lãng phí. Chấn chỉnh trách nhiệm, phê bình nghiêm khắc người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa nghiêm túc thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán, kiểm tra.
Xây dựng cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên hợp lý: Trong thời gian trước mắt, nên giảm tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển trong tổng chi, tăng tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi, nhất là chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao trình độ dân trí của nhân dân; Phát triển nguồn nhân lực phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đảm bảo, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển và tiết kiệm chi thường xuyên hợp lý.
* Thực hiện nghiêm việc chấp hành dự toán chi để điều chỉnh tăng, giảm chi ở các quý, tháng phù hợp với thực tế. Chấp hành dự toán chi NSNN qua các hình thức cấp phát kinh phí, đảm bảo ngân sách cấp trên quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới. Ngược lại, ngân sách cấp dưới phải chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên và thông tin kịp thời cho ngân sách cấp trên. Kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước chú trọng kiểm soát tính cơ bản, trọng yếu các hồ sơ, chứng từ, thủ tục, trình tự chi đầu tư phát triển nói chung và chi xây dựng cơ bản nói riêng, kể cả khoản chi thường xuyên.
- Về khả năng áp dụng sáng kiến: 
Sáng kiến có thể được áp dụng tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tam Đảo, cũng như trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và trong cả nước.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện
- Sự giúp đỡ của phòng Tài chính huyện Tam Đảo
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị địa phương.
- Sự ủng hộ, tự nguyện chấp hành của nhân dân trong thực hiện các nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước.
- Sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp áp sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Việc áp dụng sáng kiến đã làm tăng nguồn thu trên địa bàn trên 15% so với năm trước, các nguồn chi được kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, đáp ứng hoạt động của hệ thống chính trị và đầu tư cho sự phát triển của địa phương.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Việc áp dụng sáng kiến đã nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn xã, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): 
STT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Nguyễn Văn A
Công chức Tài chính


UBND xã















Bồ Lý, ngày tháng năm 202.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
Bồ Lý, ngày tháng năm 202.
Tác giả sáng kiến

Ghi chú: Kèm theo các kết quả liên quan đến sáng kiến (nếu có)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_con.doc