Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trong điều kiện hội nhập quốc tế càng đòi hỏi phải phát huy cao độ khối đoàn kết và sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, từ Đại hội V, Đảng ta đã xác định “Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng chẳng những không giảm bớt mà còn tăng thêm”. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước bắt đầu từ Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã ban hành nhiều văn kiện lãnh đạo công tác vận động quần chúng của Đảng. Ngoài các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương các khóa còn ban hành những nghị quyết, chuyên đề về công tác dân vận. Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 8B “Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Nghị quyết đã tổng kết 4 quan điểm chỉ đạo của Đảng mang tính chiến lược đối với công tác dân vận của Đảng mà đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự nóng hổi, đó là: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; Động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; Công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
Thành phố Hà Tĩnh đang trên đà đổi mới và phát triển, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020 nhằm xây dựng Thành phố đạt đô thị loại II vào năm 2018 và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững, đang có nhiều thời cơ thuận lợi là cơ bản bên cạnh cũng có những thách thức khó khăn hạn chế đòi hỏi sự nổ lực vào cuộc của cả hệ thống chính từ thành phố đến phường xã.
Với những vấn đề đó, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận cơ sở”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh

ê tức về cMẫu viết sáng kiến kinh nghiệm HƯỚNG DẪN BỐ CỤC VÀ CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A Định dạng chung: - Giấy khổ A4 (21,0 x 29,7cm) - Phông chữ: Time New Roman - Lề trên: 3 cm - Lề dưới: 2,5 cm - Lề trái: 2,5 cm - Lề phải: 2,5 cm - Khoảng cách dòng: 1,5 cm - Số trang ở trung tâm lề dưới B. Cấu trúc của một bài sáng kiến kinh nghiệm: Các phần chính Ghi chú Trang bìa Mục lục Danh mục chữ viết tắt (nếu có) I. Đặt vấn đề II. Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lí luận của vấn đề 2. Thực trạng của vấn đề 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4. Hiệu quả SKKN III. Kết luận, kiến nghị Tài liệu tham khảo. Trang mới(không đánh số trang) Trang số 1 sang trang mới .. Trang cuối Chú Ý: -Mỗi SKKN từ 10 đến 20 trang -Những SKKN sao chép, có nội dung giống nhau đều bị xếp loại không đạt và những cá nhân có SKKN sao chép BGK sẽ xem xét, sử lý. - Không nhận các SKKN viết tập thể C. Gợi ý nội dung các phần chính của SKKN: I. Đặt vấn đề 1 Phần này tác giả chủ yếu trình bày lí do chọn chủ đề. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây - Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, quản lí mà tác giả đã chọn để viết SKKN. - Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lí luận) của hiện tượng (vấn đề) có trong giảng dạy, giáo dục, quản lí. - Những mâu thuẫn giữa thực trạng (có những bất hợp lí, có những điều cần cải tiến, sửa đổi.) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Những SKKN này đã áp dụng và mang lại hiêu quả rõ rệt. Từ những ý đó, tác giả khẳng đinh lí do mình chọn vấn đề để viết SKKN II. Giải quyết vấn đề: Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, do vậy người viết trình bày theo 4 mục chính sau đây: 1. Cơ sở lí luận của vấn đề: Trong mục này người viết cần trình bày tóm tắt những lí luận, lí thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lí luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục nhứng mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề. 2. Thực trạng vấn đề: Trong phần này người viết mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn trong thực tế giảng dạy, giáo dục, quản lí, mà người viết đang tìm các giải quyết, cải tiến. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó. 4. Hiệu quả SKKN: trong mục này cần trình bày đươc các ý: - Đã áp dụng sáng kiến trên ở lớp nào, khối nào đối tượng cụ thể nào? - Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (có đối chiếu, so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo các cũ) Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với SKKN đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu mà người viết muốn trình bày trong SKKN. III. Kết luận, kiến nghị: 1. Kết luận: Cần trình bày đươc: - Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, quản lí. - Những nhận định chung của người viết về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN. - Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân. 2. Những ý kiến đề xuất: (với Sở GD&ĐT, lãnh đạo trường) để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả. D. BIÊU ĐIÊM CHÂM (Dự kiến) 1. Điểm hình thức (10 điểm) - Trình bày đúng qui định (Văn bản SKKN được in (font unicode, cỡ chữ 13 hoặc 14, đóng quyển (đóng bìa, dán gáy), không có lỗi chính tả, lỗi cú pháp), tên của SKKN phù hợp với nội dung trình bày. (5 điểm) - Kết cấu hợp lý: Gồm 3 phần (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị). (5 điểm) 2. Điểm nội dung (90 điểm) a. Đặt vấn đề (10 điểm) - Nêu được rõ ràng lý do lựa chọn vấn đề để giải quyết; giới hạn phạm vi vấn đề cần giải quyết; nêu ý nghĩa của vấn đề: Vấn đề đưa ra được giải quyết có tính thực tiễn, tính phổ biến, tính thời sự, như thế nào b. Nội dung giải quyết vấn đề (70 điểm) - Đưa ra các giải pháp, biện pháp (lưu ý: các giả pháp biện pháp đưa ra phải có tính khả thi) hoặc đúc rút được những kinh nghiệm đã thực hiện mang lại hiệu quả trong giải quyết vấn đề đặt ra; (10 điểm) - Mô tả trình bày từng giải pháp, biện pháp kinh nghiệm đã thực hiện; phân tích, so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm để chứng minh, thuyết phục về hiệu quả mà giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm mang lại trong thực tế triển khai tại cơ quan, nhà trường (20 điểm) - Đánh giá được hiệu quả mà các giải pháp, kinh nghiệm mang lại; ý nghĩa của nó đối với thực tiễn quản lý và giảng dạy ở cơ quan, nhà trường; (10điểm) - Chỉ rõ được tính mới, tính sáng tạo của giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm đã đúc rút từ thực tế đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lý luận về giáo dục, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện hành về giáo dục và đào tạo của Nhà nước. (30 điểm) c. Kết luận và khuyến nghị (10 điểm) - Khẳng định kết quả mà SKKN mang lại; - Nêu vắn tắt điều kiện, yêu cầu và hoàn cảnh áp dụng; - Gợi mở những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu; - Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên quan đến áp dụngvà phổ biến SKKN. Xếp loại: Loại A (xuất sắc): Từ 85-100đ Loại B (khá): 65-84đ Thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định ra cách làm việc, cách tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng” (2). Vì sao Bác căn dặn như thế? Vì trong nhân dân có nhiều giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo khác nhau; có nghề nghiệp, trình độ, năng lực không giống nhau nên có yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích khác nhau. Trong nhân dân lại có bộ phận tiên tiến, bộ phận trung bình, bộ phận chậm tiến. Mặt khác, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng các tầng lớp nhân dân lại không đồng đều về trình độ nhận thức, hoàn cảnh xuất thân. Do đó, người làm dân vận phải hiểu rõ thực tế này để có cách làm thật phù hợp. Cán bộ “dân vận khéo”, theo Hồ Chí Minh, đó phải là những người có kỹ năng nghiệp vụ. Kỹ năng ấy bao gồm: “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”(3). Nghĩa là phải vận dụng “ngũ quan”, hiểu rõ thực tế, nói phải đi đôi với làm. Phải có óc nghiên cứu để nắm vững bản chất của con người, của sự việc. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắc nhở: “Dân vận khéo” là phải tránh bệnh chủ quan, phải phát huy dân chủ. Bởi theo Người: “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”(4) và “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”(5). “Dân vận khéo” theo Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bao hàm cả việc thành thạo quy trình dân vận. Đó là phải có phương pháp tuyên truyền, giải thích cho dân hiểu; phải dân chủ bàn bạc với dân để đặt kế hoạch rồi tổ chức cho toàn dân thi hành; phải kiểm tra, theo dõi, động viên, khuyến khích nhân dân; khi xong phải kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng kịp thời. Nhất là công tác kiểm tra để biến các chủ trương, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận được thi hành đến đâu, ưu khuyết điểm, hạn chế gì để từ đó có hướng giải quyết nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn. Việc quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm về công tác dân vận, nhất là quan điểm “Dân vận khéo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng trong vận động, tập hợp, tạo ra sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc - nhân tố cơ bản để giành thắng lợi trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Hiện nay, việc tiến hành công tác dân vận là một nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương xuống cơ sở và đó là yêu cầu cấp thiết bảo đảm sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, việc tiến hành công tác dân vận của chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập như chưa gần dân, sát dân, chưa nắm được hết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; có biểu hiện mất dân chủ; một bộ phận cán bộ, công chức ở cơ sở làm việc quan liêu, hách dịch, mệnh lệnh, xa dân, chưa vận dụng thành thạo quy trình tiến hành dân vận Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống, chấp hành pháp luật đạt hiệu quả thấp. Một số địa bàn cơ sở xảy ra tình trạng mất ổn định do nhân dân chưa đồng thuận, vi phạm dân chủ, khiếu kiện về tranh chấp đất đai kéo dài Việc vận dụng quan điểm “Dân vận khéo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tiến hành công tác dân vận ở chính quyền cơ sở hiện nay thực sự mang tính bức thiết. Muốn vậy, cần chú ý thực hiện tốt các nội dung sau: Một là, quán triệt, giáo dục quan điểm “Dân vận khéo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về công tác dân vận. Việc quán triệt, giáo dục quan điểm “Dân vận khéo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được tiến hành bài bản, cụ thể và phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, như phải gắn với chương trình học tập, bồi dưỡng của cán bộ, đảng viên; tập huấn nghiệp vụ; sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề; sơ, tổng kết về công tác dân vận Quá trình đó đồng thời gắn với quán triệt, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Hai là, thường xuyên bồi dưỡng phương pháp “Dân vận khéo” cho đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng cho cán bộ, công chức tinh thần tôn trọng và phục vụ nhân dân vô điều kiện; xây dựng và thực hành phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Rèn luyện cho cán bộ, công chức biết cách vận dụng thành thạo các bước công tác: Điều tra, nghiên cứu, khảo sát nắm chắc tình hình nhân dân trên địa bàn thông qua các kênh thông tin khác nhau, các hoạt động của các tổ chức đoàn thể...; tuyên truyền, giáo dục nhân dân về chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định ở địa phương; vận động, thuyết phục nhân dân hưởng ứng, tham gia phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, phong trào “xóa đói, giảm nghèo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động Ba là, phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở tiến hành công tác dân vận. Tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân trực tiếp lãnh đạo tiến hành công tác dân vận. Do vậy, cấp ủy đảng ở cơ sở phải đề ra chủ trương, biện pháp cụ thể cho từng thời gian nhất định; giao trách nhiệm dân vận cho từng cán bộ, đảng viên; lãnh đạo chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ, hội chiến binh cùng tiến hành công tác dân vận. Đặc biệt, phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị và lãnh đạo, chỉ đạo việc kiểm tra, đôn đốc, phối hợp giữa các tổ chức trong công tác dân vận phải nhịp nhàng, đồng bộ. Bốn là, xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo”. Để xây dựng được mô hình “Dân vận khéo” đòi hỏi cấp ủy mỗi địa phương phải có chủ trương, kế hoạch sát thực tế và thực hiện chặt chẽ các khâu: Lựa chọn mô hình; dự kiến nhân sự; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp dân vận; xây dựng cơ sở vật chất và điều kiện cần thiết cho công tác dân vận; thử nghiệm mô hình và tổ chức rút kinh nghiệm; học tập, vận dụng để nhân rộng mô hình. GIỚI THIỆU BÀI BÁO “DÂN VẬN” Dân vận là bài báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 15-10-1949 dưới bút danh X.Y.Z đăng trên Báo Sự thật, số 120, ngày 15-10-1949. Đây là thời điểm có những chuyển biến mới, đòi hỏi công tác vận quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến. Tác phẩm được in trong Bộ Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr. 232. Đây là một bài viết rất ngắn gọn, từ đầu đề (chỉ gồm hai từ), đến dung lượng (chỉ 573 từ); được thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với quần chúng; văn phong xúc tích, có tính khái quát cao; kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, sáng rõ, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ làm theo. Tác phẩm chia thành bốn mục lớn, theo thứ tự từ I đến IV: (1) Nước ta là nước dân chủ (2) Dân vận là gì? (3) Ai phụ trách dân vận? (4). Dân vận phải thế nào? I. Nước ta là nước dân chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ bản chất dân chủ của chế độ xã hội mới, đó là: Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Sự nghiệp cách mạng của Đảng là lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành độc lập Dân tộc, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là một nhà nước tốt đẹp, trong đó người dân thực sự làm chủ. Cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hành dân chủ là mục tiêu động lực của công tác quần chúng, là cái “chìa khóa vạn năng” có thể giải quyết được mọi khó khăn. II. Dân vận là gì? - Người đưa ra khái niệm: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho”.Đó là tập hợp và huy động cho được sức mạnh của toàn dân (mọi người, mọi nhà, mọi đối tượng) vào các phong trào cách mạng. - Người đưa ra quy trình công tác dân vận: + Phải cho dân biết: Quyền làm chủ của nhân dân, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin thời sự, chính sách, cán bộ lãnh đạo, quản lý mình. + Giải thích cho dân hiểu: ”Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”. + Bày cách cho dân làm: “phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành”. Và “Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân”. + Tiến hành kiểm tra, kiểm soát: “Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”. Theo Hồ Chí Minh, mục đích có đồng, chí mới đồng, chí có đồng, tâm mới đồng, tâm đã đồng lại phải biết cách làm, thì làm mới chóng. Đó chính là khẩu hiệu ”dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà ngày nay chúng ta thường đề cập tới. III. Ai phụ trách dân vận? Hồ Chí Minh chỉ rõ ai (lực lượng) làm công tác dân vận là: “tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh,v.v.) đều phải phụ trách dân vận”.Như vậy, lực lượng làm công tác dân vận không chỉ là những người chuyên trách công tác này, mà rất đông đảo, với nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia. Đó chính là sức mạnh nói chung, trên các phong trào cách mạng nói chung, trên các mặt trận và lĩnh vực cụ thể nói riêng, trong đó có lĩnh vực dân vận. Lực lượng làm công tác d
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_con.doc