Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Cải cách hành chính
Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và văn hóa, cải cách hành chính trở thành một trào lưu, là một nhu cầu tự thân, nỗ lực của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động hiệu quả, giảm phiền hà, một nền hành chính lấy đối tượng phục vụ người dân làm tôn chỉ, mục đích, để từ đó xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính. Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng là một tất yếu, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP về chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 với nhiều nội dung: Cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách. Thủ tục hành chính không chỉ liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà còn đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các quyền, nghĩa vụ của công dân được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết. Cải cách thủ tục hành chính là nhằm tạo ra bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa các cơ quan nhà nước với công dân. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính ở nước ta từng bước được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Cải cách hành chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Cải cách hành chính

PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của vấn đề nghiên cứu: Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và văn hóa, cải cách hành chính trở thành một trào lưu, là một nhu cầu tự thân, nỗ lực của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động hiệu quả, giảm phiền hà, một nền hành chính lấy đối tượng phục vụ người dân làm tôn chỉ, mục đích, để từ đó xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính. Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng là một tất yếu, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP về chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 với nhiều nội dung: Cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách. Thủ tục hành chính không chỉ liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà còn đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các quyền, nghĩa vụ của công dân được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết. Cải cách thủ tục hành chính là nhằm tạo ra bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa các cơ quan nhà nước với công dân. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính ở nước ta từng bước được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. II. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu: Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập. Trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy, thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc. Như vậy, có thể coi cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân. Cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Sau khi đơn giản hóa được thủ tục hành chính sẽ cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính mà xã hội phải gánh chịu, chi phí tiết kiệm được sẽ tái phân bổ vào các hoạt động phục vụ việc đầu tư, tạo việc làm, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thiết nghĩ mỗi đơn vị Ủy ban nhân dân xã cần phải có một nhận thức đúng đắn về cải cách thủ tục hành chính, để có những giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ công chức và thúc đẩy nhanh chóng công cuộc cải cách thủ tục hành chính hiện nay, góp phần xây dựng phát triển toàn diện chính quyền trong sạch vững mạnh, bền vững nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhân dân. Đó là lý do tôi chọn vấn đề này. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Cải cách thủ tục hành chính là việc làm thường xuyên, liên tục của tất cả cơ quan, đơn vị các cấp; là trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức. Do đó cần phải quán triệt đến toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên trong cơ quan tinh thần của cải cách thủ tục hành chính là nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn, nhanh hơn và đúng quy định của pháp luật. Vấn đề này được nghiên cứu trong phạm vi tại Ủy ban nhân dân xã Sơn Hàm, góp phần giúp toàn thể cán bộ, công chức nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng cũng như thực hiện tốt công cuộc cải cách thủ tục hành chính. IV. Mục đích nghiên cứu: Trong những năm qua, cải cách thủ tục hành chính đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước. Nhưng so với yêu cầu đổi mới hiện nay thì cải cách thủ tục hành chính cần phải được đầu tư và liên tục đổi mới. Mục đích của đề tài nhằm giúp toàn thể cán bộ công chức, nhân viên nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động của Ủy ban. Góp phần từng bước sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, khắc phục dần tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong xử lý công việc; đổi mới việc đào tạo, sử dụng, quản lý cán bộ công chức, nhân viên; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức; từng bước tin học hóa, hiện đại hóa nền hành chính. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Nâng cao được nhận thức và trách nhiệm của cán bộ công chức, nhân viên về cải cách thủ tục hành chính. Làm tốt cải cách thủ tục hành chính sẽ giúp tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; mang lại niềm tin cho nhân dân và cộng đồng. Cải cách thật sự hiệu quả sẽ dễ đi vào cuộc sống, giảm thiểu gánh nặng, khó khăn cho người dân, tạo được niềm tin của người dân đối với chính quyền xã Sơn Hàm. Đề tài dễ áp dụng, dễ thực hiện đối với mọi đối tượng, mọi nơi không đòi hỏi kinh phí tốn kém. Khai thác tốt năng lực của từng cán bộ công chức, nhân viên sẽ đạt hiệu quả cao. PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng của vấn đề: Trong những năm qua, cải cách thủ tục hành chính ở các cơ quan đơn vị đã mang lại những kết quả tích cực, có nhiều bước tiến rõ rệt. Nhưng tính năng động của nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi thủ tục hành chính, phong cách làm việc của cán bộ công chức trong việc giải quyết các yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân phải đơn giản, nhanh gọn. Chính vì thế, cải cách thủ tục hành chính hay đơn giản hóa thủ tục hành chính vẫn còn nhiều vấn đề nan giải. Thực tế công tác cải cách thủ tục hành chính ở Ủy ban nhân dân xã Sơn Hàm có những thuận lợi và khó khăn như sau: Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và nhân dân rất quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính, có tinh thần đoàn kết và hợp tác rất tốt. Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ nhân viên khối Ủy ban năng động, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn tốt, có ý thức vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao. Tổ chức bộ máy dần được sắp xếp tinh gọn; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, phục vụ có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và triển khai nhiệm vụ. Công tác công khai, minh bạch được thực hiện đầy đủ, phát huy tốt dân chủ hóa trong mọi hoạt động của Ủy ban. Tạo được niềm tin của các tổ chức, đoàn thể xã hội và nhân dân địa phương đối với đội ngũ lãnh đạo. - Khó khăn: Còn một bộ phận cán bộ, công chức và nhân viên do nhận thức về thủ tục mang tính máy móc, quan trọng hóa dẫn đến sự phiền toái xuất hiện trong thủ tục. Thủ tục hành chính phức tạp, không minh bạch dễ là bạn đồng hành của tiêu cực, tham nhũng vặt. Trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của một số cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu xu thế phát triển hiện nay. Công việc in ấn, sao chụp, phát hành văn bản phục vụ công việc quản lý hành chính, hội họp và giao ban bị quá tải và nhiều tốn kém. Chính những vấn đề bức xúc trên thúc đẩy tôi tìm giải pháp thực hiện một cách nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất để góp phần cải cách thủ tục hành chính cũng như để chia xẻ cùng đồng nghiệp. II. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 1. Quán triệt chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính: Quán triệt sâu sắc tinh thần công cuộc cải cách thủ tục hành chính là phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng. Cải cách thủ tục hành chính phải đồng bộ, không thể tách rời với việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng và quản lý nhà nước. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ nâng cao được nhận thức về chủ trương, quan điểm của việc cải cách thủ tục hành chính, để từ đó có ý thức và hành động đúng trong đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công chức và nhân viên trong ủy ban theo cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Phải làm cho mọi người thông suốt cải cách thủ tục hành chính không phải là công việc chỉ riêng của các cơ quan nhà nước, bởi vì nó tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực hoạt động của ủy ban. Do vậy, phải huy động cho được toàn bộ đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công chức, nhân viên trong khối ủy ban cùng tham gia, lấy sự hài lòng của người dân và hiệu quả công tác quản lý làm thước đo cho kết quả cải cách. Thường xuyên cập nhật thông tin, kết quả, thành tựu, hạn chế của công cuộc cải cách thủ tục hành chính trong nước qua các phương tiện thông tin đại chúng để định hướng kế hoạch thực hiện trong đơn vị ủy ban. Triển khai cho cán bộ công chức, nhân viên nắm vững chủ trương, quan điểm cải cách thủ tục hành chính thôn qua các văn bản như: Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 206 - 2020. Thực hiện phân công, phân cấp quản lý phù hợp chức năng, nhiệm vụ: Thủ tục hành chính dù quy định có tốt đến đâu nhưng cũng chỉ dừng lại trên lý thuyết nếu công tác tổ chức thực hiện yếu kém. Do đó thực hiện phân công, phân cấp quản lý một cách toàn diện, đồng bộ về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý của từng bộ phận, tổ chức, cá nhân trong khối ủy ban sẽ góp phần đơn giản hóa thủ tục, tạo môi trường công tác thuận lợi cho cán bộ công chức, nhân viên. Phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể trong khối ủy ban; khai thác tốt vai trò quản lý của các cán bộ chuyên môn, cán bộ tham mưu sẽ giảm bớt gánh nặng công việc hành chính, giảm bớt áp lực quá tải công việc đối với lãnh đạo ủy ban. Bộ phận tham mưu là phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ngoài thực hiện các nhiệm vụ và quyền cơ bản, cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn sau: + Chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND - HĐND xã, toàn bộ nhiệm vụ kinh tế của địa phương. + Tham gia một số ban chỉ đạo do chủ tịch UBND xã phân công và một số nhiệm vụ khác được giao. + Phụ trách công tác quản lý về đất đai, xây dựng cơ bản. Xét, giải quyết đơn thư khiếu nại theo thẩm quyền. Ký các loại văn bản như (Các thông báo của UBND xã, các loại giấy tờ có liên quan đến nhiệm vụ được giao). Ký các loại hợp đồng và các loại văn bản gửi lên cấp trên chỉ khi nào chủ tịch UBND xã ủy quyền trực tiếp cụ thể từng công việc. + Giải quyết các loại hình kinh doanh của các thành phần kinh tế. Giúp chủ tịch kiểm tra giám sát các thành phần kinh tế ở xã, các khoản thu, chi theo kế hoạch trình thường trực UBND xã về các đề án xây dựng cơ bản ở các thôn thuộc thẩm quyền của xã. + Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết. + Làm một số công việc chủ tịch ủy nhiệm khi chủ tịch đi vắng, giải quyết mọi hoạt động thuộc thẩm quyền của UBND xã. + Chịu trách nhiệm trước chủ tịch và UBND - HĐND xã về nhiệm vụ hoạt động văn hóa xã hội ở địa phương. + Phụ trách khối giáo dục đào tạo, y tế, dân số - gia đình - trẻ em, chính sách xã hội, thông tin tuyên truyền, tham mưu xây dựng các kế hoạch về các hoạt động văn hóa - thể thao. Xét duyệt trình chủ tịch đề án về nhiệm vụ hoạt động phát triển phong trào VH - XH, đề án xây dựng cơ bản về y tế, giáo dục thuộc thẩm quyền. + Kiểm tra đôn đốc mọi hoạt động trong lĩnh vực VH - XH trên địa bàn quản lý. + Phụ trách công tác thi đua khen thưởng. + Phụ trách tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân. + Làm một số công việc do chủ tịch UBND xã ủy nhiệm khi chủ tịch đi vắng. Phân cấp quản lý hợp lý, hiệu quả cũng là một giải pháp thiết thực nhằm bồi dưỡng trình độ năng lực quản lý cho lực lượng kế thừa, góp phần tạo nguồn cho công tác quy hoạch, đề bạt cán bộ. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phối hợp công tác, cộng đồng trách nhiệm trong quản lý hành chính. Như chúng ta đều biết, yếu tố quyết định đến sự thành công của công cuộc cải cách thủ tục hành chính là con người. Vì vậy phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có tâm, đủ tầm, trung thực, tận tụy với công việc và am hiểu pháp luật. Phải có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ đối với cán bộ, công chức, đặc biệt là với đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh đạo để kịp thời nắm bắt thông tin, kiến thức mới, phục vụ cho công tác lãnh đạo, điều hành. UBND xã Sơn Hàm hiện có các biên chế công chức làm việc: Trưởng công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường; Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội. Qua kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, được tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do cấp trên tổ chức, thường xuyên tự học tự rèn, tất cả đều có đủ trình độ năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng để đảm bảo giải quyết công việc hành chính của ủy ban được thông suốt, hiệu quả và nhanh chóng thì phải thực hiện giải pháp chia sẻ nhiệm vụ và cộng đồng trách nhiệm của các thành viên. Trong sinh hoạt giao ban ngày, tuần, tháng cần giành thời gian để triển khai; hướng dẫn thực hiện một số công việc hành chính cơ bản ở văn phòng để mọi thành viên đều có thể nắm bắt, xử lý kịp thời, giải quyết nhanh chóng. Đối với người dân xã Sơn Hàm, trước đây để làm được một giấy khai sinh cho trẻ sơ sinh, giấy khai tử cho người quá cố, hay giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai, người dân phải đi lại nhiều nơi, nhiều lần nên mất rất nhiều thời gian. Nhưng kể từ khi triển khai thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính do Ủy ban tỉnh ban hành thì người dân không còn phải mất nhiều thời gian mỗi khi đến đây làm hồ sơ giấy tờ. Lịch tiếp dân, nội quy tiếp
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_con.docx