Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị

Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng bỏng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay. Hiện tượng xây dựng không phép, trái phép xảy ra ở khắp mọi nơi, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng không còn là chuyện xa lạ ở các đô thị trong suốt thời gian qua. Không phải công trình nào cũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng.

Thị trấn Tây Sơn là thị trấn miền núi có đường Quốc lộ 8A, nằm cách Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo 30km, Đàng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Tây Sơn không ngừng phấn đấu, tập trung mọi nguồn lực, phát huy thế mạnh để xây dựng, phát triển thành thị trấn ngày càng giàu đẹp hơn. cấp ủy Đảng, Chính quyền đã chú trọng huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường công tác quản lý quy hoạch đô thị, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện quy chế quản lý đô thị và nếp sống văn minh đô thị, gắn với thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đô thị văn minh”. Theo đó, đã tạo chuyển biến tích cực giải quyết những vấn đề bức xúc về đô thị, xây dựng đô thị thành phố xanh - sạch - đẹp. Công tác phối hợp xử lý vi phạm trật tự đô thị được tăng cường. Ý thức chấp hành các quy chế, quy định về quản lý đô thị của người dân được cải thiện. Tỷ lệ thu gom rác thải đạt trên 98%. Tình trạng mái che, mái vẩy lấn chiếm lòng đường, hè phố tại nhiều tuyến phố cơ bản được khắc phục. Quản lý đất đai, trật tự xây dựng luôn là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp ở thị trấn Tây Sơn, nhất là ở địa bàn các các tổ dân phố nằm trung tâm của thị trấn giáp với các tuyển đường Trung Tâm, Việt lào.

Những năm qua, mặc dù thị trấn Tây Sơn đã tập trung nhiều biện pháp trong công tác quản lý trật tự xây dựng và trật tự đô thị có nhiều chuyển biến, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, công tác này vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đó là tình trạng vi phạm về trật tự xây dựng và trật tự đô thị, xây dựng công trình không phép, trái phép, sai quy hoạch, xây dựng lân chiêm đât công. Cùng đó là việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa hợp lý, không đảm bảo vệ sinh môi trường; tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè kinh doanh, buôn bán, đậu đỗ xe, quảng cáo, rao vặt tùy tiện, gây mất trật tự, an toàn giao thông. Việc cấp phép, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; nhiều công trình vi phạm chưa được chính quyền địa phương phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, không nghiêm, thiếu kiên quyết, thiếu tính răn đe.

Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị”

docx 13 trang Lê Ngọc 21/12/2024 6472
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tây Sơn, ngày 26 tháng 10 năm 2022
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét, còng nhộn sáng kiến cấp huyện
1. Tèn sáng kiến: “Một số giải pháp năng cao công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị”
2. Tác giả sáng kiến:
-   	Họ và tên: ĐÀO PHÚC HẬU
-   	Đơn vị: UBND thị trần Tày Sơn
-   	Địa chỉ: Tổ dân phố 3, thị trấn Tây Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
-   	Điện thoại: 0974644789
- Email: [email protected]
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tại UBND các xã, thị trấn.
4. Thời gian áp dụng lần đầu: Ngày 15/12/2021.
5. Các hồ sơ kèm theo:
5.1. Báo cáo tóm tắt giải pháp sáng kiến (01 bộ)
5.2. Báo cáo sáng kiến (01 bộ)
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài.
Phát triển đô thị là sự mở mang toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, không gian cũng như môi trường sống đô thị; nội dung phát triển bao gồm phát triển vật chất và phi vật chất. Phát triển đô thị khác với đô thị hóa ở chỗ, phát triển đô thị chỉ xét cho từng đô thị riêng biệt, còn đô thị hóa thì xét cho cả mạng lưới đô thị. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh, nên việc xây dựng chính quyền đô thị là đòi hỏi tất yếu. VI thề, lộ trình, cách thức triển khai phải được nghiên cứu nghiêm túc, toàn diện để hướng tới xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp, thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước trong giai đoạn mới.Trôn quan điểm phát triên đô thị bền vững, việc xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật - xfl hội còn phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảm sự hài hòa, gắn bó giữa thiên nhiên với con người, giữa thế giới tự nhiên với thế giới do con người sáng tạo nên, giữa truyền thông với hiện đại. Như vậy, quản lý nhà nước (QLNN) về xây dựng đô thị chính là sự tác động của các chủ thể quản lý gồm cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức khác (được Nhà nước trao quyền quản lý trong một số trường hợp cụ thể) lên khách thể quản lý (hành vi của con người và các quá trình xã hội) thông qua đối tượng quản lý là các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đô thị, băng các công cụ, phương tiện quản lý (trong dỏ chủ yếu là pháp luật), theo những hình thức, phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục ticu do Nhà nước đã xác định trong lĩnh vực xây dựng, phát triển đô thị. Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước ở các đô thị đã được tăng cường một bước. Tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị cũng như hoạt động quản lý nhà nước tại đô thị dũ có những bước phát triển mới. Trong bối cảnh cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, chính quyền đô thị ở nước ta có những tiến bộ nhất định về năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân trên địa bàn.
Thị trấn Tây Sơn là trung tâm giao lưu dịch vụ, thương mại của các xã cụm 4 Xác định xây dựng văn minh đô thị là nhiệm vụ quan trọng trong quả trình hướng đến mục tiêu sớm trở thành đô thị loại IV, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, thời gian qua thị trấn Tây Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp và đã đạt được những kết quả quan trọng... Đổ tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị hằng nám UBND thị trấn đều ban hành các kế hoạch về đảm bảo trật tự đô thị.
II.    	Lý do chọn đề tài.
Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng bỏng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay. Hiện tượng xây dựng không phép, trái phép xảy ra ở khắp mọi nơi, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng không còn là chuyện xa lạ ở các đô thị trong suốt thời gian qua. Không phải công trình nào cũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng.
Thị trấn Tây Sơn là thị trấn miền núi có đường Quốc lộ 8A, nằm cách Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo 30km, Đàng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Tây Sơn không ngừng phấn đấu, tập trung mọi nguồn lực, phát huy thế mạnh để xây dựng, phát triển thành thị trấn ngày càng giàu đẹp hơn. cấp ủy Đảng, Chính quyền đã chú trọng huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường công tác quản lý quy hoạch đô thị, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện quy chế quản lý đô thị và nếp sống văn minh đô thị, gắn với thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đô thị văn minh”. Theo đó, đã tạo chuyển biến tích cực giải quyết những vấn đề bức xúc về đô thị, xây dựng đô thị thành phố xanh - sạch - đẹp. Công tác phối hợp xử lý vi phạm trật tự đô thị được tăng cường. Ý thức chấp hành các quy chế, quy định về quản lý đô thị của người dân được cải thiện. Tỷ lệ thu gom rác thải đạt trên 98%. Tình trạng mái che, mái vẩy lấn chiếm lòng đường, hè phố tại nhiều tuyến phố cơ bản được khắc phục. Quản lý đất đai, trật tự xây dựng luôn là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp ở thị trấn Tây Sơn, nhất là ở địa bàn các các tổ dân phố nằm trung tâm của thị trấn giáp với các tuyển đường Trung Tâm, Việt lào.
Những năm qua, mặc dù thị trấn Tây Sơn đã tập trung nhiều biện pháp trong công tác quản lý trật tự xây dựng và trật tự đô thị có nhiều chuyển biến, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, công tác này vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đó là tình trạng vi phạm về trật tự xây dựng và trật tự đô thị, xây dựng công trình không phép, trái phép, sai quy hoạch, xây dựng lân chiêm đât công. Cùng đó là việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa hợp lý, không đảm bảo vệ sinh môi trường; tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè kinh doanh, buôn bán, đậu đỗ xe, quảng cáo, rao vặt tùy tiện, gây mất trật tự, an toàn giao thông. Việc cấp phép, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; nhiều công trình vi phạm chưa được chính quyền địa phương phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, không nghiêm, thiếu kiên quyết, thiếu tính răn đe.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị”
III. Phạm vi triển khai.
Triển khai công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị trấn Tây Sơn từ tháng 6 năm 2021 đến nay.
IV. Mục đích nghiên cứu.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, xây dựng thị trấn Tây Sơn đạt chuẩn đô thị văn minh, đạt chuẩn đô thị loại V theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn khóa V, nhiệm kỳ 2020-2025. Từ thực tiễn việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thị trấn thời gian qua và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn.
V. Điểm mới trong quá trình nghiên cứu.
Nội dung chủ yếu của sáng kiến này là nâng cao công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, trong dó nhân dân và chính quyền cơ sở đóng vai trò trung tâm nhằm thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiêm tra.
Quản lý tốt sẽ góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoặc khu vực đúng quy định; làm cho bộ mặt đô thị khang trang, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường; tạo môi trường sống tốt cho cộng đồng dân cư đô thị; tạo cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng có ý thức tốt hơn trong việc chấp hành các quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng.
PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị.
1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về trật tự đô thị.
1.1. Khái niệm
Quản lý nhà nước về trật tự đô thị là sự tác động mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật, của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm duy trì, bảo đảm trật tự trong xây dựng nói chung và trật tự xây dựng đô thị nói riêng.
1.2. Đặc điểm
Liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, nguồn lực, con người (tổ chức, cá nhân), quản lý hành chính, xử lý vi phạm... giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị làm căn cứ kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm (nếu có).
2.  Vai trò, mục tiêu quản lý nhà nước về trật tự đô thị.
2.1. Vai trò
+ Quản lý trật tự xây dựng đô thị là phương tiện thực thi quan điểm, đường lối của Đàng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo trật tự xây dựng, cũng như công tác thanh tra xây dựng.
+ Quản lý trật tự xây dựng đô thị là cơ sở để tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra xây dựng.
+ Quản lý trật tự xây dựng đô thị là việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng đô thị.
+ Quản lý nhà nước về cảnh quan đô thị và môi trường đô thị.
+ Quản lý tốt sẽ góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoặc khu vực đúng quy định; làm cho bộ mặt đô thị khang trang, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường; tạo môi trường sống tốt cho cộng đồng dân cư đô thị; tạo cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng có ý thức tốt hơn trong việc chấp hành các quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng.
2.2. Mục tiêu
+ Quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
+ Các công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng.
+ Đảm bảo mỹ quan đô thị.
+ Nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
+ Duy trì tốt trật tự, mỹ quan đô thị, tập trung quản lý, sắp xếp trật tự vỉa hè.
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.
1.     	Thuận lợi
Trong những năm qua cấp ủy Đảng ủy, Chính quyền thị trấn quan tâm, xác định dây là nhiệm vụ trọng tâm. Công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị được quan tâm chú trọng từ bước ban hành các chính sách để quản lý trật tự xây dựng đô thị; công tác cấp giấy phép xây dựng được chú trọng; công tác tuyên truyền, vận động cá nhân, tổ chức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng đô thị được nâng cao; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng đô thị đô thị được tăng cường đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, Chính quyền trong sạch vững mạnh.
2. Khó khăn
-     Tuy nhiên, cùng với kết quả đạt được, việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn vẫn có nhúng khó khăn nhất định. Nhận thức pháp luật về đất đai trong nhân dân còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng vi phạm trong quản lý và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai của người dân trong thời gian qua xảy ra, cụ thể là tình trạng lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Các trường hợp vi phạm xây dựng không phép, trái phép, không đúng quy hoạch, việc lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn giao thông... vẫn còn xảy ra.
- Quy hoạch đô thị do lịch sử để lại các công trình xây dựng ở mặt tiền các tuyến phố thi công trước khi có quy hoạch nên không thống nhất, thiếu tính hài hoà.
III.  Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
1. Công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Quản lý trật tự xây dựng hiện được quy định chi tiết tại Điều 56 của Nghị định số 15/202l/NĐ- CP. Theo quy định tại điều luật này thì việc quản lý trật tự xây dựng phải dược 111 ực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho den khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng (Khoản l Điều 56). Việc quy định này yêu cầu các cơ quan nhà nước phải có sự giám sát việc thực hiện các hoạt động xây dựng ngay từ ban đầu, kịp thời phát hiện những sai phạm ngay từ ban đầu để giải quyết, tránh các trường hợp đã thực hiện xong, thực hiện phần lớn công trình mới tìm thấy sai phạm, khi đó gây hậu quả rất lớn.
Việc quản lý trật tự xây dựng được thực hiện thông qua Giấy phép xây dựng, nên đổi với công trình được cấp giấy phép xây dựng thi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc quản lý dựa trên các nội dung của giấy phép xây dựng đà dược cấp cho chủ dự án xây dựng và dựa trên quy định của pháp luật có liên quan như pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng,... Khi cấp Giấy phép xây dựng, các cơ quan nhà nước đã tiến hành các hoạt động kiểm tra, xem xét việc tuân thủ pháp luật của dự án, nen khi quản lý trật tự xây dựng, thi các cơ quan căn cứ và những nội dung chi tiết đã được phê duyệt đó để cấp Giấy phép xây dựng.
Trong quá trình xây dựng, UBND phát hiện công trình xây dựng có hành vi vi phạm, thì UBND phải yêu cầu dừng thi công công trình, tiến hành xử lý vi phạm theo thâm quyên hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định pháp luật.
2.     	Quản lý nhà nước về đất đai tại đô thị
Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về đất đai của UBND thị trấn đạt được những kết quả nhất định: Thực hiện quy hoạch, kế hoạch đất đã được phê duyệt cơ bản đảm bảo, công tác quản lý hồ sơ địa chính đã đi vào nề nếp, các hoạt động đánh giá hiện trạng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai được đảm bảo hơn; hồ sơ về đất đai của người dân được thực hiện theo thủ tục hành chính của cơ chế một cửa, một cửa liên thông bước đầu đáp ứng yêu cầu trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai hướng tới đảm bảo quản lý và sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, công dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới của địa phương.
3.     	Quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị
Hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông vận tải, cấp, thoát nước, cấp điện, xử lý rác thải, v.v...) có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như đáp ứng những nhu cầu trong đời sống của người dân.
-       	Tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về hạ tầng kỹ thuật. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hạ tầng kỹ thuật.
-       	Tăng cường công tác quản lý mốc giới, chỉ giới xây dựng, trật tự xây dựng, hành lang bảo vệ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
-       	Thường xuyên kiểm tra hoạt động xây dựng trên địa bàn có ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật như mặt đường, vỉa hè, các điểm giao thông công cộng.
-       	Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế, hoàn công các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền quản lý của thị trấn.
-      Quản lý nhà nước về cấp điện, chiếu sáng công cộng và thông tin liên lạc
4.     Quản lý nhà nước về bảo vệ cảnh quan và môi trường đô thị
*    Quản lý nhà trúc về cảnh quan đô thị
-  ủy ban nhân dân xây dựng định hướng phát triển kiến trúc đô thị mang tính đa dạng trong sự thống nhất, ban hành các chính sách, quy chế và kế hoạch đầu tư phát triển cảnh quan đô thị vừa đảm bảo hiện đại, văn minh, vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
-  Các cơ quan chức năng cần xây dựng định hướng kiến trúc cho các thể loại công trình trong đô thị, quy hoạch mỹ quan các đường phố.
-   Các cấp chính quyền địa phương cần tăng đầu tư bảo tồn và 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_cong_tac_qua.docx