Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Xác đỉnh việc chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2023, ƯBND huyện Thanh Liêm đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực giải quyết các thủ tục hành chính. Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ, huyện Thanh Liêm xác định bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện là trung tâm của quá trình chuyển đổi số; với mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử; thúc đẩy toàn diện việc xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường mạng, hướng tới cơ quan nhà nước “không giấy tờ”, “không địa giới hành chính”; đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện theo xu hướng chuyển đổi số, tối ưu hóa quá trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xử Jý công việc trên môi trường điện tử, cung cấp tối đa các dịch vụ tiện ích số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trong giải quyết thủ tục hành chính để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau góp phàn cải thiện, nâng cao chất lượng công việc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đặc biệt việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường số sẽ hạn chế được tiêu cực, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch.

Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số trên địa bàn huyện năm 2023 và trong các năm tiếp theo, với vai trò là Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực, tôi đề xuất “Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi sổ trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” để triển khai áp dụng trong thực tiễn tại huyện.

docx 18 trang Lê Ngọc 21/12/2024 2260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết
 thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả
 huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Tác giả: Trần Văn Quân
Trình độ chuyên môn: Đại học 
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND huyện
Đơn vị công tác: UBND huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Thanh Liêm, tháng 9 năm 2023
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
- Hội đồng sáng kiến tỉnh Hà Nam;
- Hội đồng sáng kiến huyện Thanh Liêm. 
Tôi là: Trần Văn Quân
Chức vụ: Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện. 
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Đơn vị
công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng
kiến
Ký tên
Trần Văn Quân
20/10/1973
UBND huyện Thanh Liêm
Phó Chủ tịch UBND huyện. 
Đại học
100%
. . . 

 
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. 
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyển đổi số trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện. 
- Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 01/2023. 
- Đánh giá lợi ích dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến:
+ Chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước giúp chính quyền hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tiêu cực, tham nhũng. Giúp người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch thủ tục hành chính rút ngắn được tối đa thời gian và tiết kiệm chi phí đi lại, từ đó có nhiều thời gian hơn để lao động sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. 
+ Giúp cơ quan, tổ chức trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính giảm thời gian, chi phí, tiết kiệm được chi phí in ấn, chi phí văn phòng phẩm; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới cho đất nước. 
+ Góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, xã hội số và kinh tế số; tạo tiền đề cho sự phát triển của huyện Thanh Liêm nói riêng và của tỉnh, của đất nước nói chung. 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm. 
Thanh Liêm, ngày 25 tháng 9 năm 2023
	Người nộp đơn
	Trần Văn Quân
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. 	Tên sáng kiến: Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyển đổi số trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện. 
3. Thời gian áp dụng của sáng kiến:
Từ tháng 01 năm 2023
4. Tác giả:
Họ và tên: Trần Văn Quân
Ngày/tháng/năm sinh: 20/10/1973
Chức vụ, đơn vị công tác: Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. 
Điện thoại Di động: 0913. 125. 865
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Xác đỉnh việc chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2023, ƯBND huyện Thanh Liêm đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực giải quyết các thủ tục hành chính. Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ, huyện Thanh Liêm xác định bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện là trung tâm của quá trình chuyển đổi số; với mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử; thúc đẩy toàn diện việc xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường mạng, hướng tới cơ quan nhà nước “không giấy tờ”, “không địa giới hành chính”; đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện theo xu hướng chuyển đổi số, tối ưu hóa quá trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xử Jý công việc trên môi trường điện tử, cung cấp tối đa các dịch vụ tiện ích số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trong giải quyết thủ tục hành chính để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau góp phàn cải thiện, nâng cao chất lượng công việc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đặc biệt việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường số sẽ hạn chế được tiêu cực, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch. 
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số trên địa bàn huyện năm 2023 và trong các năm tiếp theo, với vai trò là Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực, tôi đề xuất “Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi sổ trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” để triển khai áp dụng trong thực tiễn tại huyện. 
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Đánh giá thực trạng về chuyển đổi số tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Thanh Liêm trước khi áp dụng các giải pháp mới
1. Khó khăn
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Thanh Liêm mặc dù đã được trang bị cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính nhưng vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống là hồ sơ giấy; nhận thức của cán bộ và người dân về chuyển đổi số còn chung chung, mơ hồ, vì đây là phương thức phát triển mới, là vấn đề chưa có tiền lệ nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm và tìm ra những biện pháp, cách làm hay để thực hiện. 
Ngoài ra, việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ trong việc thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu của các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh để sử dụng lại các hồ sơ, giấy tờ điện tử, giảm các thủ tục kiểm tra, xác nhận. . . ở một số thủ tục hành chính vẫn chưa được thực hiện. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông mới chủ yếu đơn thuần xử lý theo hướng thống nhất đầu mối, quy trình phối hợp thực hiện giữa các cơ quan. Quy trình phối họp này chủ yếu vẫn theo phương thức thủ công thông qua gửi nhận, hồ sơ giấy mà chưa tính đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống giúp giảm thời gian, chi phí, tăng năng suất lao động. Ví dụ như một số lĩnh vực có liên thông hồ sơ thuộc lĩnh vực Lao động TBXH nhưng lại chưa thực hiện được liên thông hồ sơ đối với thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí; thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ mới được khai sinh và thủ tục nhập sinh vẫn chưa được liên thông với nhau, người dân sau khi đăng ký khai sinh vẫn phải mang hồ sơ giấy đến bộ phận cấp thẻ bảo hiểm y te và bộ phận nhập sinh để thực hiện đăng ký thẻ bảo hiểm y tế và nhập sinh. 
Việc giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp đã được triển khai. Tuy nhiên chưa thật sự kịp thời cung cấp thông tin cho chỉ đạo, điều hành, nhất là xử lý kịp thời những hạn chế, bất cập, các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của một số cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa. 
Công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện dịch vụ công tiực tuyến mức độ 3,4 đến người dân và doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên phần lớn chưa sử dụng được dịch vụ công trực tuyến và một phần do người dân ngại thay đổi cách giao dịch hành chính truyền thống; mặt khác có nhiều người dân trình độ sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế nên việc hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt sử dụng các dịch vụ số, thực hiện sử dụng các dịch vụ công trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn. 
2. Thuận lợi
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của tỉnh, của huyện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, trong đó đóng vai trò quan trọng là các cán bộ, công chức, người lao động làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, từ đầu năm 2023 đến nay công tác triển khai thực hiện chuyển đổi số đã được coi là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm để phục vụ; lấy Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện là trung tâm để chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính. 
II. Mô tả các giải pháp mới được triển khai và áp dụng
1. Mục đích của các giải pháp mới được đề xuất
Thứ nhất: Nhằm gắn kết việc số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính với quá trình tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện, tạo cơ sở dữ liệu sống, sạch, đủ và chính xác; nhằm tổ chức quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ việc đơn giản hóa trong chuẩn bị, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đồng thời, mở rộng phạm vi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; nâng cao tính chủ động trong đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 
Thứ hai: Nhằm cải cách thủ tục hành chính để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính đổi mới cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện trong hệ thống chính trị và tất cả cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính. 
Thứ ba: Đưa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện trở thành trung tâm của chuyển đổi số nhằm phục vụ người dân được tốt hơn; đảm bảo tính công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ, công chức sẽ được cụ thể hóa. 
2. Nội dung cơ bản của các giải pháp
Nội dung thứ nhất: Tập trung triển khai hạ tầng số; nâng cấp, tái cấu trúc hệ thống mạng nội bộ; nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, máy tính; triển khai đường truyền số liệu chuyên dùng, tích cực xây dựng và phát triển hệ thống truyền thanh thông tin tuyên truyền đa dạng bằng nhiều hình thức; tăng cường hệ thống camera an ninh, giám sát tại bộ phận một cửa, trụ sở UBND huyện và tại những nơi công cộng hay xảy ra điểm nóng về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội. 
Nội dung thứ hai: Xác định đối tượng trọng tâm của chuyển đổi số trong cơ quan hành chính nhà nước là Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả và lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm để phục vụ. 
Nội dung thứ ba: Đẩy mạnh chuyển đổi về nhận thức, nhất là người đứng đầu; đồng thời tham mưu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số, các kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn huyện, đặc biệt là cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện. 
Nội dung thứ tư: Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, đây là vấn đề sống còn vì đối với mỗi cá nhân, rủi ro lớn nhất là lộ lọt dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. 
Nội dung thứ năm: Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính, đơn giản hóa thành phần, giảm thời gian giải quyết trung bình từ 40- 60% thời gian so với quy định. Hiện nay có 2015 thủ tục thực hiện tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện được chuẩn hóa theo quy trình ISO 9001:2015, đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ thời gian giải quyết đối với từng thủ tục hành chính, gắn với trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ, công chức chuyên môn về kết quả giải quyết trong các bước và được tích hợp với Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu Một cửa điện tử của tỉnh để thực hiện theo dõi, giám sát, giải quyết. Nhờ đó, lãnh đạo UBND huyện và Đồng chí Lãnh đạo Văn phòng HĐND & UBND huyện phụ trách Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có thể nắm bắt quy trình, tiến độ giải quyết thủ tục hành chính để kịp thời kiểm tra, nhắc nhở tránh để hồ sơ trễ hạn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. 
Nội dung thứ sáu: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ như: tích cực sử dụng chứng thư số, chữ ký số, hệ thống quản lý văn bản và điều hành; tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống Một cửa điện tử; sử dụng phần mềm chuyên ngành, nâng cấp trang thông tin điện tử của huyện, thiết lập các kênh truyền thông trên các mạng xã hội nhằm đối thoại, trao đổi trực tiếp giữa UBND huyện và người dân góp phần thúc đẩy mỗi người dân trở thành một “công dân số”. 
Nội dung thứ bảy: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của huyện, tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 nhằm nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn cho các doanh nghiệp, người dân biết được những tiện ích trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. 
Nội dung thứ tám: Lấy người dân là trung tâm của chuyển đổi số để từng bước thành công dân số, hướng đến chính quyền số, tạo sự hài lòng cao của người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính. 
Bên cạnh đó, UBND huyện cũng chỉ đạo nhiều giải pháp đối mới về chuyển đổi số trong giải quyết các thủ tục hành chính được bộ phận một cửa triển khai thực hiện có hiệu quả như: việc niêm yết các thủ tục hành chính bằng mã QR; triển khai sử dụng biên lai thu phí, lệ phí điện tử; biên tập và phát hành một số bài viết tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến và có một chuyên mục riêng về chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử của huyện; chỉ đạo xây dựng chuyên mục tuyên truyền triển khai thực hiện thí điểm 02 dịch vụ công liên thông trên đài truyền thanh của huyện và đài các xã, thị trấn; chỉ đạo xây dựng trang thông tin điện tử của xã, thị trấn. ,. . . đây cũng là một trong các nội dung giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giải quyết thủ tục hành chính, tạo nhiều thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội. 
3. Các bước thực hiện các giải pháp
- Bước 1: Tập trung nghiên cứu các văn bản của Trung ương, tỉnh, huyện; xác định đối tượng trung tâm của chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính để tham mưu xây dựng kế hoạch giai đoạn, kế hoạch năm nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ. 
- Bước 2: Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số của huyện và chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã, các Tổ công nghệ số cộng đồng của xã, thị trấn và thôn, tổ dân phố để chỉ đạo, tuyên truyền, triển khai thực hiện nhiệm vụ. 
- Bước 3: Giao Phòng Văn hóa & Thông tin huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan như Phòng Nội vụ, Văn phòng HĐND & UBND huyện, thành

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_day_manh_chuyen_doi_s.docx