Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính tại trường Mầm non Phú Bình

1. Bối cảnh của sáng kiến

Trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và văn hóa, cải cách hành chính trở thành một trào lưu, là một nhu cầu tự thân, nỗ lực của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động hiệu quả, giảm phiền hà, một nền hành chính lấy đối tượng phục vụ người dân làm tôn chỉ, mục đích, để từ đó xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính. Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng là một tất yếu, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 76/NQ-CP về Chương trình Tổng thể CCHC giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030.

Cải cách thủ tục hành chính là nhằm tạo ra bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa các cơ quan nhà nước với công dân. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính ở nước ta từng bước được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành GD&ĐT là đơn vị tích cực, nỗ lực trong công tác cải cách hành chính, chú trọng thường xuyên cải cách TTHC và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, việc cải cách TTHC ở cấp Sở và cũng như ở cấp cơ sở còn nhiều phức tạp. chưa đồng bộ. thiếu công khai, minh bạch... Vẫn còn nhiều cơ sở giáo dục chưa quan tâm đúng mức đén công tác CCTTHC. Từ đó đã gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền của của tổ chức, cá nhân; làm cho hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước không cao, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như đòi hỏi của dân. Cho nên vấn đề cải cách TTHC là một yêu cầu cần thiết trong ngành GD&ĐT. Nội dung đề tài không mới, vì đây là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính là kết quả nghiên cứu và thực hiện của đơn vị, chưa có đề tài nào được các cơ sở giáo dục công bố.

Trường Mầm non Phú Bình là cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện Chiêm Hoá. Thực hiện hướng dân của các cấp, trực tiếp là phòng GD&ĐT, trường Mầm non Phú Bình đã xác định vấn đề CCTTHC là một nội dung. một nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là vấn đề yêu cầu có tính bức thiết đối với nhà trường. Trong những năm gần đây, trường Trường Mầm non Phú Bình đã quan tâm đến công tác cải cách TTHC với mục đích để đơn giản, công khai và minh bạch TTHC thuộc thâm quyền giải quyết của nhà trường, tạo thuận lợi cho nhân dân, phụ huynh và học sinh.

2. Lý do chọn sáng kiến

Trường Mầm non Phú Bình trong nhiều năm qua đã từng bước thực hiện cải cách hành chính ở một số lĩnh vực mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà trường và sự ủng hộ của phụ huynh. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn nêu ra với mong muốn đồng nghiệp tham khảo, góp ý, sao cho việc cải cách hành chính ở các trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung đạt kết quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của địa phương và của đất nước.

Trải qua quá trình làm việc trực tiếp và kinh nghiệm đúc rút được trong thực hiện nhiệm vụ, nhận thấy đây là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng toàn diện của Trường Mầm non Phú Bình, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính tại trường Mầm non Phú Bình, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang”

docx 21 trang Lê Ngọc 08/01/2025 6374
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính tại trường Mầm non Phú Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính tại trường Mầm non Phú Bình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính tại trường Mầm non Phú Bình
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính tại trường Mầm non Phú Bình”
 Tác giả sáng kiến: Bàn Thị Thúy
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Bình 
 Huyện Chiêm Hoá
Tuyên Quang, tháng 10 năm 2024
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
Đọc là
CCHC
CCTTHC
CBCCVC
CBQL
GD&ĐT

Cải cách hành chính
Cải cách thủ tục hành chính
Cán bộ công chức, viên chức
Cán bộ quản lý
Giáo dục và Đào tạo
MỤC LỤC
Phần, mục lục
Nội dung
Trang
Phần 1
Mở đầu

1
 Bối cảnh của sáng kiến
1-2
2
 Lý do chọn sáng kiến
2
3
 Phạm vi và đối tượng của sáng kiến
2
4
 Mục đích của sáng kiến
2
Phần 2
NỘI DUNG

1
Cơ sở của sáng kiến 

1.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến
3-4
1.2
Cơ sở thực tiễn trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính
4
2
Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập

2.1
Thuận lợi, khó khăn của khi nghiên cứu đề tài.	
4-5
2.2
Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
5
3
Các giải pháp đã thực hiện của đề tài

3.1
Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính
6-7
3.2
Giải pháp 2: Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện thủ tục hành chính.
7-8
3.3 
Giải pháp 3: Chú trọng xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính, Kế hoạch rà soát thủ tục hành chính hàng năm; Quy chế tiếp nhận và xử lý vướng mắc, kiến nghị của tổ chức, đoàn thể về thủ tục hành chính.
8-11
3.4
Giải pháp 4: Tổ chức rà soát; ban hành, đơn giản hóa, cắt giảm thời gian giải quyết TTHC; công bố, niêm yết công khai TTHC và tổ chức thực hiện bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của nhà trường.
11-12
3.5
Giải pháp 5: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính trong hoạt động chuyên môn.

12
4. 
Hiệu quả thu được khi áp dụng sáng kiến 

4.1
Hiệu quả kinh tế 
12
4.2
Lợi ích xã hội
13
5
Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
13
Phần 3. 
KẾT LUẬN 

1
Những bài học kinh nghiệm
13-14
2
Ý nghĩa của sáng kiến trong công tác thực tiễn.
14
3
Đề xuất và kiến nghị

3.1
Đối với nhà trường
14
3.2
 Đối với Phòng, Sở GD&ĐT
14-15

Tài liệu tham khảo


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của sáng kiến
Trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và văn hóa, cải cách hành chính trở thành một trào lưu, là một nhu cầu tự thân, nỗ lực của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động hiệu quả, giảm phiền hà, một nền hành chính lấy đối tượng phục vụ người dân làm tôn chỉ, mục đích, để từ đó xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính. Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng là một tất yếu, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 76/NQ-CP về Chương trình Tổng thể CCHC giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030.
Cải cách thủ tục hành chính là nhằm tạo ra bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa các cơ quan nhà nước với công dân. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính ở nước ta từng bước được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Ngành GD&ĐT là đơn vị tích cực, nỗ lực trong công tác cải cách hành chính, chú trọng thường xuyên cải cách TTHC và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, việc cải cách TTHC ở cấp Sở và cũng như ở cấp cơ sở còn nhiều phức tạp. chưa đồng bộ. thiếu công khai, minh bạch... Vẫn còn nhiều cơ sở giáo dục chưa quan tâm đúng mức đén công tác CCTTHC. Từ đó đã gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền của của tổ chức, cá nhân; làm cho hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước không cao, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như đòi hỏi của dân. Cho nên vấn đề cải cách TTHC là một yêu cầu cần thiết trong ngành GD&ĐT. Nội dung đề tài không mới, vì đây là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính là kết quả nghiên cứu và thực hiện của đơn vị, chưa có đề tài nào được các cơ sở giáo dục công bố.
Trường Mầm non Phú Bình là cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện Chiêm Hoá. Thực hiện hướng dân của các cấp, trực tiếp là phòng GD&ĐT, trường Mầm non Phú Bình đã xác định vấn đề CCTTHC là một nội dung. một nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là vấn đề yêu cầu có tính bức thiết đối với nhà trường. Trong những năm gần đây, trường Trường Mầm non Phú Bình đã quan tâm đến công tác cải cách TTHC với mục đích để đơn giản, công khai và minh bạch TTHC thuộc thâm quyền giải quyết của nhà trường, tạo thuận lợi cho nhân dân, phụ huynh và học sinh.
2. Lý do chọn sáng kiến
Trường Mầm non Phú Bình trong nhiều năm qua đã từng bước thực hiện cải cách hành chính ở một số lĩnh vực mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà trường và sự ủng hộ của phụ huynh. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn nêu ra với mong muốn đồng nghiệp tham khảo, góp ý, sao cho việc cải cách hành chính ở các trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung đạt kết quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của địa phương và của đất nước.
Trải qua quá trình làm việc trực tiếp và kinh nghiệm đúc rút được trong thực hiện nhiệm vụ, nhận thấy đây là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng toàn diện của Trường Mầm non Phú Bình, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính tại trường Mầm non Phú Bình, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang”
3. Phạm vi và đối tượng của sáng kiến
* Đối tượng nghiên cứu: 
Đề tài được áp dụng cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường mầm non Phú Bình năm học 2024 – 2025.
* Phạm vi nghiêm cứu:
Để thuận lợi cho việc nghiên cứu và tìm ra tính điển hình đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu đề xuất một số biện pháp trong việc vận dụng nội dung CCHC để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác GDMN trong Trường Mầm non Phú Bình trong thời gian từ 01/8/2024 đến 31/9/2024 góp phần giúp toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng cũng như thực hiện tốt công cuộc cải cách hành chính.
4. Mục đích của sáng kiến
Mục đích của đề tài nhằm giúp toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động trường mầm non. Góp phần từng bước sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, khắc phục dần tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong xử lý công việc; đổi mới việc đào tạo, sử dụng, quản lý cán bộ công chức, nhân viên; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ viên chức; từng bước tin học hóa, hiện đại hóa nền hành chính.
Do đó việc xác định giá trị phải được tiến hành một cách thận trọng, đảm bảo những nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn nhất định về nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, đó là tầm quan trọng mà chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính tại trường Mầm non Phú Bình, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang”
PHẦN 2: NỘI DUNG
 1. Cơ sở của sáng kiến 
1.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thê đê đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nên hành chính nhà nước (thê chế, cơ cầu tô chức, cơ chế vận hành, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức...) nhằm xây dựng nên hành chính công đáp ứng yêu câu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.
Tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa IX, Báo cáo của Chính phủ chỉ rõ cải cách TTHC là khâu đột phá của cải cách hành chính. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội VII, Đảng ta đã khẳng định trong những năm trước mắt, cải cách thể chế hành chính được tập trung vào TTHC với mục tiêu cải cách cơ bản TTHC cả vẻ thê chế và tổ chức thực hiện. Chính phủ chọn CCTTHC là nhiệm vụ trọng tâm của CCHC bởi các lý do sau đây:
- Thứ nhất, CCTTHC là một nội dung của CCHC, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhát của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đôi mới trong quá trình hội nhập kinh tế.
- Thứ hai, trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiên lương, cải cách tổ chức bộ máy... thì việc lựa chọn khâu CCTTHC sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất. 
- Thứ ba, thông qua CCTTHC, chúng ta có thê xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thê xây dựng bộ máy phủ hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu câu công việc.
- Thứ tư, CCTTHC là tiền đề đề thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thê chế; nâng cao trình độ, thay đôi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công. phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử, ...
- Thứ năm, CCTTHC có tác động to lớn đối với việc thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc cải cách TTHC sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đói với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chỉ phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
- Thứ sáu, việc đơn giản hóa TTHC sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và ' quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng như của các địa phương về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triên kinh tế - xã hội của đất nước cụ thê là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuât nhập khâu, việc làm, an sinh xã hội...
Như vậy. TTHC là cơ sở và là điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải quyết công việc của công dân và các tô chức theo pháp luật. Hiện nay, vẫn còn những bất cập của các TTHC trong nẻn hành chính nhà nước. TTHC do nhiều cơ quan nhà nước các cáp ban hành còn rườm rà, không rõ ràng, thiếu tính thống nhát, không công khai và tuỳ tiện thay đôi, gây phiền hà và giảm lòng tin của nhân dân đối cơ quan nhà nước. Việc CCTTHC có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc thúc đây tăng trưởng kinh té, cải thiện quan hệ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với người dân, doanh nghiệp, bảo đảm tính công khai minh bạch trong giải quyết công việc của nhân dân, góp phần phòng chống tham nhũng hiệu quả trong cán bộ, công chức.
1.2. Cơ sở thực tiễn trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính
- Do sự nhận thức về việc cải cách thủ tục hành chính chưa thấy hết tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác này.
- Công tác tông kết rút kinh nghiệm thực tiên phát triển lý luận và dân đường cho thực tiễn còn chưa được chú trọng đúng mức, các nguồn lực như: thời gian. công sức, kinh phí...dành cho cải cách thủ tục hành chính chưa tương xứng.
- Một số đội ngũ cán bộ công chức, viên chức về cơ bản còn thiếu nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính. Bên cạnh đó công tác kiểm soát, rà soát thủ tục hành chính dược giao kiêm nhiệm. Vì vậy, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kiểm soát, rà soát thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực.
- Một số đơn vị chưa ban hành được bộ thủ tục hành chính thuộc thâm quyền giải quyết tại đơn vị mình từ đó dân đến việc ban hành các văn bản hành chính, biêu mâu, tờ khai, đơn, quy trình giải quyết, thời gian giải quyết còn nặng nẻ, hình thức mất thời gian và không đạt hiệu quả và làm giảm hiệu quả phục vụ nhân dân, giảm lòng tin và uy tín của đơn vị.
- Một số văn bản quy phạm pháp luật có chứa quy định về thủ tục hành chính còn rườm rà về hồ sơ. Do vậy, ảnh hưởng đến việc rút ngắn, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
2. Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập
2.1. Thuận lợi, khó khăn của khi nghiên cứu đề tài.	
Thực tế công tác cải cách thủ tục hành chính ở trường mầm non Phú bình có những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi
- Cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể rất quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính. Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ giáo viên được trẻ hóa, năng động, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn tốt, có ý thức tự học, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao.
- Tổ chức bộ máy dần được sắp xếp tinh gọn; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, phục vụ có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và triển khai nhiệm vụ. 
- Công tác công khai, minh bạch được thực hiện đầy đủ, phát huy tốt dân chủ hóa trong mọi hoạt động của trường. Tạo được niềm tin của các tổ chức, đoàn thể xã hội và Nhân dân, phụ huynh đối với nhà trường.
* Khó khăn
- Hiện nay do yếu tố khách quan và chủ quan mà ở một số trường học cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa thật sự triệt để trong việc cải cách hành chính.
- Trường còn thiếu nhân viên hành chính vì vậy phải bố trí công tác kiêm nhiệm nên khi cần liên hệ giải quyết công việc, phụ huynh và học sinh giáo viên thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.	
- Mặt khác, ở nhiều trường việc trình bày văn bản hành chính về hình thức và kỹ thuật chưa đúng với hướng dẫn trình bày văn bản hành chính, điều này thường thể hiện trong các báo cáo, tờ trình, biên bản, của giáo viên khi nộp lên nhà trường.
Từ những thực tế trên, cấp thiết hiện nay là phải tiếp tục thực hiện cải cách hành chính và cần xác định rõ trọng tâm của cải cách hành chính là cải cách thủ tục hành chính, đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của trường học và đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của đơn vị.
2.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
* Hạn chế, tồn tại:
- Một số cán bộ, giáo viên vẫn chưa nhận thức đây đủ về nội dung, vai trò và tầm quan trọng và tính cáp thiết của của công tác kiểm soát TTHC, CCTTHC dẫn đến việc chỉ đạo chưa thật sự quyết liệt, cũng như việc thực hiện công tác này tại cơ quan, đơn vị còn có lúc, có khi chưa theo đúng quy định.
- Một số văn bản quy phạm pháp luật có chứa quy định về TTHC còn rườm rà về hồ sơ. Do vậy, ảnh hưởng đến việc rút ngắn, đơn giản hóa TTHC.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá tác động, công bố, công khai TTHC còn chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời.
* Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng
- Do sự nhận thức của một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về việc cải cách thủ tục hành chính chưa thấy hết tàm quan trọng và tính cấp thiết của công tác này.
- Công tác tôn

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cai.docx