Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản thu nhập khác tại trường Mầm non

Trường Mầm non Hồng Giang nằm trên địa bàn xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình được xây dựng mới và tiếp nhận vào hoạt động từ năm 2009 với quy mô 2 tầng gồm 07 phòng học và 02 phòng chức năng có trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.

Trường được chuyển đổi từ trường mầm non bán công sang công lập theo quyết định số: 1651/QĐ- UBND cấp ngày 09/05/2011 do UBND huyện Đông Hưng cấp. Trường có 2 điểm trường, có một điểm chính và 1 điểm trường phụ, có 02 tổ chuyên môn (tổ Nhà trẻ và tổ Mẫu giáo). Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên; Tổ chức công đoàn của trường hoạt động sáng tạo, quan tâm đến quyền lợi của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Chi bộ nhà trường có 13 đảng viên, một vài năm đạt “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có: 20 người; trong đó có 03 cán bộ quản lý (01 hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng); 16 giáo viên (11 giáo viên biên chế, 05 giáo viên hợp đồng đóng bảo hiểm của tỉnh); 01 nhân viên kế toán.

Có 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn trở lên, có tinh thần trách nhiệm cao. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có chuyên môn tương đối vững vàng, nhiệt tình, trách nhiệm. Tập thể nhà trường đoàn kết có sự thống nhất cao, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các nội quy, quy định của ngành, của nhà trường.

Như chúng ta đã biết, tiền lương là một vấn đề thiết thực ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường. Nói đến tiền lương là nói đến giá cả của sức lao động, sự phát triển của các đơn vị hành chính sự nghiệp, là thể hiện giá trị, vị thế của người lao động đối với gia đình, cơ quan và xã hội. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình khi nhận được mức thù lao xứng đáng.

Bên cạnh đó, quan tâm đến phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục. Một chính sách tiền lương, tiền công hợp lý sẽ giúp người lao động chuyên tâm hơn, hết lòng vì công việc, làm việc có trách nhiệm và hiệu quả hơn. Từ đó cũng nâng cao nhiệt huyết, năng lực dạy và học của giáo viên trong nhà trường.

Từ năm 2012 trở về trước, các trường Mầm non thuộc loại trường bán công; giáo viên hợp đồng dài hạn chỉ nhận được tiền phụ cấp rất thấp theo mức lương tối thiểu do UBND xã chi trả. Nhưng từ năm 2012 trường chuyển sang công lập, các CB, GV, NV của nhà trường được nhận mức tiền lương theo hệ số x mức lương tối thiểu. Đặc biệt theo Thông tư số 09/2013/TTLT/BGDĐT-BTC-BNV ngày 11/3/2013 của Liên Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Tài Chính, Bộ Nội vụ, giáo viên mầm non được chuyển xếp lương theo bằng cấp, được nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn (do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ hưu) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Từ đó chính sách tiền lương của cán bộ, giáo viên, nhân viên được cải thiện, tạo niềm tin để cán bộ, giáo viên, nhân viên hăng say làm việc, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trong trường Mầm non, bên cạnh khoản tiền lương và các khoản trích theo lương được hưởng theo chế độ quy định, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường còn có thêm nguồn thu nhập khác là tiền dạy thêm thứ bảy, tiền trực ca trưa.

Thực tế qua nhiều năm làm công tác kế toán tại trường Mầm non Hồng Giang, tôi nhận thấy rằng cơ chế quản lý tài chính gắn với tiền lương, các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn và các khoản thu nhập khác có sự thay đổi sâu sắc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tính đúng, tính đủ, hạch toán chính xác tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản thu nhập khác của người lao động đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, từ những kiến thức đã học và thực tế làm việc tại trường Mầm non Hồng Giang nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hoàn thiện công tác tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản thu nhập khác tại trường Mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

docx 10 trang Lê Ngọc 21/12/2024 1300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản thu nhập khác tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản thu nhập khác tại trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản thu nhập khác tại trường Mầm non
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
HỌ TÊN: NGUYỄN THỊ DINH
CHỨC VỤ: KẾ TOÁN
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG MẦM NON HỒNG GIANG
NĂM HỌC 2022-2023
 Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
I.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản thu nhập khác tại trường Mầm non”.
II. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Trường Mầm non Hồng Giang nằm trên địa bàn xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình được xây dựng mới và tiếp nhận vào hoạt động từ năm 2009 với quy mô 2 tầng gồm 07 phòng học và 02 phòng chức năng có trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. 
Trường được chuyển đổi từ trường mầm non bán công sang công lập theo quyết định số: 1651/QĐ- UBND cấp ngày 09/05/2011 do UBND huyện Đông Hưng cấp. Trường có 2 điểm trường, có một điểm chính và 1 điểm trường phụ, có 02 tổ chuyên môn (tổ Nhà trẻ và tổ Mẫu giáo). Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên; Tổ chức công đoàn của trường hoạt động sáng tạo, quan tâm đến quyền lợi của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Chi bộ nhà trường có 13 đảng viên, một vài năm đạt “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có: 20 người; trong đó có 03 cán bộ quản lý (01 hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng); 16 giáo viên (11 giáo viên biên chế, 05 giáo viên hợp đồng đóng bảo hiểm của tỉnh); 01 nhân viên kế toán.
Có 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn trở lên, có tinh thần trách nhiệm cao. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có chuyên môn tương đối vững vàng, nhiệt tình, trách nhiệm. Tập thể nhà trường đoàn kết có sự thống nhất cao, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các nội quy, quy định của ngành, của nhà trường.
Như chúng ta đã biết, tiền lương là một vấn đề thiết thực ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường. Nói đến tiền lương là nói đến giá cả của sức lao động, sự phát triển của các đơn vị hành chính sự nghiệp, là thể hiện giá trị, vị thế của người lao động đối với gia đình, cơ quan và xã hội. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình khi nhận được mức thù lao xứng đáng.
Bên cạnh đó, quan tâm đến phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục. Một chính sách tiền lương, tiền công hợp lý sẽ giúp người lao động chuyên tâm hơn, hết lòng vì công việc, làm việc có trách nhiệm và hiệu quả hơn. Từ đó cũng nâng cao nhiệt huyết, năng lực dạy và học của giáo viên trong nhà trường.
Từ năm 2012 trở về trước, các trường Mầm non thuộc loại trường bán công; giáo viên hợp đồng dài hạn chỉ nhận được tiền phụ cấp rất thấp theo mức lương tối thiểu do UBND xã chi trả. Nhưng từ năm 2012 trường chuyển sang công lập, các CB, GV, NV của nhà trường được nhận mức tiền lương theo hệ số x mức lương tối thiểu. Đặc biệt theo Thông tư số 09/2013/TTLT/BGDĐT-BTC-BNV ngày 11/3/2013 của Liên Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Tài Chính, Bộ Nội vụ, giáo viên mầm non được chuyển xếp lương theo bằng cấp, được nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn (do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ hưu) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Từ đó chính sách tiền lương của cán bộ, giáo viên, nhân viên được cải thiện, tạo niềm tin để cán bộ, giáo viên, nhân viên hăng say làm việc, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trong trường Mầm non, bên cạnh khoản tiền lương và các khoản trích theo lương được hưởng theo chế độ quy định, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường còn có thêm nguồn thu nhập khác là tiền dạy thêm thứ bảy, tiền trực ca trưa.
Thực tế qua nhiều năm làm công tác kế toán tại trường Mầm non Hồng Giang, tôi nhận thấy rằng cơ chế quản lý tài chính gắn với tiền lương, các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn và các khoản thu nhập khác có sự thay đổi sâu sắc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tính đúng, tính đủ, hạch toán chính xác tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản thu nhập khác của người lao động đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, từ những kiến thức đã học và thực tế làm việc tại trường Mầm non Hồng Giang nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hoàn thiện công tác tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản thu nhập khác tại trường Mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
III. Mô tả giải pháp kỹ thuật:
III.1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến: 
 Trước khi có sáng kiến với cách làm cũ, phương thức cũ công tác quản lý tiền lương, các khoản trích theo lương gặp nhiều khó khăn và bất cập. Khi làm và nộp báo cáo cho cấp trên mất thời gian và công sức hơn trong việc thu thập số liệu, kiểm soát và đối chiếu số liệu để lên được báo cáo nộp cấp trên.
 Việc theo dõi kỳ nâng lương, tăng phụ cấp thâm niên của cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng gặp khó khăn.
III.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
- Mục đích của giải pháp: 
Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản thu nhập khác tại đơn vị tạo niềm tin đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
Báo cáo kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu thời điểm hiện tại, tương lai, quá khứ cho cấp trên.
Thời gian kiểm soát, xem bảng lương, thanh toán cho người lao động một cách kịp thời, nhanh chóng lại không sai lệch.
 Có thể theo dõi kỳ hạn nâng lương; nghỉ hưu; thời gian đóng, tham gia bảo hiểm. 
- Nội dung của giải pháp: 
+ Nghiên cứu, nắm và hiểu rõ luật, các qui định khác của pháp luật, các văn bản hướng dẫn của cấp trực tiếp quản lý nhà trường có liên quan đến chế độ tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản thu nhập khác (đang có hiệu lực thi hành), để thực hiện cho đúng: 
Nghị định 72/2018/NĐCP ngày 15/5/2018 của Chính Phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Thông tư số 08/2013/TT- BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ và Hướng dẫn số 822/HD- SNV ngày 27/12/2013 của Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình về việc hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động; Thông tư số 04/2005/TT- BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định số 54/NĐ- CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT- BGDĐT- BNV- BTC- BLĐTBXH ngày 30/12/2011 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nội vụ- Bộ Tài chính- Bộ Lao động thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 54/NĐ- CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; 
+ Tính đầy đủ, chính xác hệ số tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương trên bảng đăng ký lao động tiền lương và bảng thanh toán tiền lương hàng tháng.
Tiền lương theo hệ số của CB, GV, NV = Hệ số lương x Mức lương cơ sở.
Trong đó trên bảng lương chia ra thành 2 loại (Tiền lương của cán bộ, giáo viên, nhân viên biên chế và Tiền lương của giáo viên hợp đồng đóng bảo hiểm của tỉnh)
Phụ cấp chức vụ = Hệ số x mức lương cơ sở 
Phụ cấp ưu đãi = (Hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ) x Mức lương cơ sở. 
Phụ cấp trách nhiệm kế toán = 0,1 x Mức lương cơ sở 
Phụ cấp thâm niên = (Hệ số lương + hệ số PCCV) x Tỷ lệ hưởng PCTN x Mức lương cơ sở. 
Các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (23,5%):
BHXH = (Tiền lương theo hệ số + PCCV +PCTN) x 17,5%
BHYT = (Tiền lương theo hệ số + PCCV +PCTN) x 3%
BHTN = (Tiền lương theo hệ số + PCCV +PCTN) x 1%
KPCĐ = (Tiền lương theo hệ số + PCCV +PCTN) x 2%
+ Bù lương từ nguồn thu học phí = 40% (Tổng thu học phí 2 kỳ + số tiền cấp bù tiền miễn giảm học phí 2 kỳ).
+ Định kỳ khi có quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương
 trước thời hạn, nâng 1% phụ cấp thâm niên nhà giáo; kế toán căn cứ vào quyết định tính truy tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường chính xác, đầy đủ. Đồng thời báo tăng mức đóng với cơ quan bảo hiểm xã hội để kiểm tra, đối chiếu, khớp số tiền bảo đảm quyền lợi cho người lao động
+ Ngoài tiền lương các công chức viên chức còn được hưởng mức trợ cấp bảo hiểm xã hội trong các trường hợp như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,  
Mức trợ cấp ở từng trường hợp cụ thể được áp dụng theo quy định hiện hành ở cơ quan bảo hiểm xã hội. 
 Chứng từ để thanh toán gồm:
 - Đơn xin nghỉ thai sản của người lao động; giấy khai sinh của con người lao động.
 - Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng chế độ BHXH do y bác sĩ của bệnh viện 
hoặc các cơ sở y tế cấp có thẩm quyền xác nhận của đơn vị về số ngày nghỉ thực tế hưởng BHXH. 
 - Giấy chứng nhận nghỉ thai sản, tai nạn lao động  hưởng trợ cấp BHXH với trường hợp nghỉ do tai nạn lao động cần có thêm biên bản điều tra tai nạn lao động. 
 - Giấy ra viện khi cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động ốm đau, thai sản.
 Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán đối chiếu với bảng chấm công để xác định được số ngày thực tế hưởng BHXH của cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
 Từ các giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, giấy khai sinh khi người lao động nghỉ sinh con, kế toán tiền lương lập “danh sách người lao động được hưởng trợ cấp BHXH”, để cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền cho người lao động.
 + Hàng tháng, căn cứ phát sinh thực tế tại đơn vị kế toán tính toán các khoản trích theo lương nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và liên đoàn lao động cấp trên.
Số tiền đóng cho cơ quan BHXH:17,5% BHXH, 3% BHYT, 1%BHTN do cơ quan đóng đồng thời khấu trừ 10,5% lương của người lao động. Tổng số tiền trích nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội là 32%.
Đồng thời tính 2% trên quỹ lương thực tế chuyển trả cho công đoàn cấp trên.
+ Căn cứ công văn số 16675/BTC-KBNN ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính về việc thanh toán cá nhân qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, việc trả lương qua tài khoản trên cơ sở sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Thời gian qua, việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được áp dụng tại đơn vị hành chính sự nghiệp trong đó có trường Mầm non Hồng Giang. Từ đó tạo điều kiện cho thủ quỹ nhà trường hàng tháng không phải đi rút tiền kho bạc nhà nước, tránh rủi ro và nhầm lẫn khi chi trả cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
+ Đối với các khoản thu nhập khác của cán bộ, giáo viên, nhân viên tại đơn vị bao gồm tiền dạy thêm thứ bảy, tiền công trực ca trưa, kế toán căn cứ vào hướng dẫn số 901/HDLN-SGD&ĐT-STC ngày 31/8/2020 của liên ngành Sở GD&ĐT, Sở Tài chính Thái Bình hướng dẫn thực hiện Nghị quyết quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục cộng lập từ năm học 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Thái Bình để tính.
Tiền học thêm ngày thứ 7 ở Mầm non: chi cho giáo viên trực tiếp dạy 80%; chi bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động phục vụ 15% và 5% chi điện, nước, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Căn cứ vào bảng tổng hợp chấm công ngày thứ bảy do bộ phận chuyên môn gửi lên, kế toán tính số tiền thu học thêm thứ bảy từng tháng, sau đó lấy số tiền thu được x 80% chi cho giáo viên trực tiếp dạy toàn trường/tổng số ngày công cả tháng của giáo viên toàn trường = Số tiền/1 ngày công của giáo viên giảng dạy.
Tiền công trực trưa của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường: 80% chi tiền công, khoản bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, trông coi bán trú, tiền công cho nhân viên nấu ăn, 15% chi cho cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động phục vụ công tác bán trú, 5% chi tăng cường cơ sở vật chất, tiền điện, nước sinh hoạt phải mua phục vụ nuôi ăn bán trú. 
Cuối tháng, bộ phận nuôi dưỡng gửi bảng chấm công coi ca trưa của cán bộ, giáo viên, nhân viên cho kế toán để làm bảng thanh toán tiền công trực trưa chi trả cho người lao động. Cũng giống như tiền làm thêm thứ 7, khi tính được số tiền chăm sóc bán trú thu được, kế toán lấy 80% tổng số tiền thu được để chi tiền công, khoản bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, trông coi bán trú, tiền công cho nhân viên nấu ăn. Sau khi đã trừ tiền công trả cho người hợp đồng nấu ăn, kế toán lấy số tiền trực trưa của CBGVNV trường /tổng số ngày công cả tháng của giáo viên toàn trường = Số tiền/1 ngày công trực ca trưa của giáo viên giảng dạy.
+ Để hạch toán chính xác, kịp thời, phục vụ đầy đủ cho các đối tượng cần sử dụng thông tin, đơn vị đã trang bị phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp Misa Mimosa 2022. Trên cơ sở tính toán tiền lương, các khoản trích theo lương từ bảng lương hàng tháng của đơn vị, kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm, theo đó phần mềm kế toán Misa tự động xử lý các thông tin kế toán trên máy tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin các chứng từ theo quy định của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán là lập báo cáo tài chính. 
Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán trên phần mềm Misa Mimosa:
TK 3321: Bảo hiểm xã hội
TK 3322: Bảo hiểm y tế
TK 3323: Kinh phí công đoàn
TK 3324: Bảo hiểm thất nghiệp
TK 334: Phải trả công chức, viên chức.
TK 511: Thu hoạt động do ngân sách nhà nước cấp
TK 531: Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ. 
TK 611: Chi phí hoạt động
TK 642: Chi phí quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
TK có liên quan: TK 111, 112
Quy trình hạch toán lương trên phần mềm kế toán MISA:
 Chuyển lương từ ngân sách nhà nước:
Hàng tháng, kế toán tính lương và phụ cấp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, định khoản:
 Nợ TK: 611 – Chi phí hoạt động
 Có TK: 334 – Phải trả công chức, viên chức
Khi sinh chứng từ trả lương bằng hình thức chuyển khoản cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên, kế toán định khoản:
Nợ TK: 334 - Phải trả công chức, viên chức
 Có TK: 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc.
Khi làm chứng từ chuyển lương gửi kho bạc nhà nước, kế toán định
khoản:
 Nợ TK: 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
 Có TK: 511 – Thu hoạt động do NSNN cấp
 Chuyển bù lương từ học phí:
Khi tính lương từ học phí, kế toán định khoản: 
Nợ TK: 642 - Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ
 Có TK: 334 - Phải trả công chức, viên chức
Khi làm chứng từ chuyển lương gửi kho bạc nhà nước, kế toán định
khoản: 
Nợ TK: 334 - Phải trả công chức, viên chức
 Có TK: 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc.
Quy trình hạch toán các khoản trích theo lương trên phần mềm Misa:
Hàng tháng khi tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, kế toán định
khoản:
 Nợ TK: 611 – Chi phí hoạt động
 Có TK: 332 (3321, 3322, 3323, 3324) – Các khoản phải nộp theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) - phần cơ quan đóng
 Nợ TK: 334 - Phải trả công chức, viên chức
 Có TK: 332 (3321, 3322, 3323, 3324) – Các khoản phải nộp theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) – phần khấu trừ vào lương
Khi làm chứng từ chuyển BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN gửi kho bạc
nhà nước, kế toán định khoản:
 Nợ TK: 332 (3321, 3322, 3323, 3324) – Các khoản phải nộp theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_hoan_thien_cong_tac_k.docx