Sáng kiến kinh nghiệm Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại trường mầm non Thái Hoà
Nói đến tiền lương là ta nói đến giá cả của sức lao động, sự phát triển của các đơn vị hành chính sự nghiệp, là thể hiện giá trị, vị thế của người lao động đối với gia đình, cơ quan và xã hội. Lao động của con người theo Mác là một trong ba yếu tố quan trọng và quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội, lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn thịnh của mọi quốc gia.
Trải qua nhiều năm đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, cơ chế quản lý tài chính có sự thay đổi sâu sắc đã có tác động lớn đến hoạt động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các đơn vị hành chính sự nghiệp được giao quyền tự chủ trong hạch toán kinh phí khoán. Muốn thực hiện được điều đó các đơn vị cần phải có cơ chế quản lý một cách khoa học, hợp lý, thực hiện tổng hòa nhiều biện pháp.Trong đó tiền lương cũng là một vấn đề được quan tâm.
Kế toán là một công cụ không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của loài người, bởi nó gắn liền với hoạt động quản lý. Công việc kế toán đòi hỏi sự chi tiết, rõ ràng, chính xác cao. Do đó cần phải có sự thay đổi về mọi mặt để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao hơn, phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Người lao động chỉ phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình khi nhận được mức thù lao thỏa đáng. Tiền lương là một vấn đề thiết thực ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ công nhân viên chức, tiền lương được qui định một cách đúng đắn, kế toán tiền lương chính xác, đầy đủ là yếu tố kích thích sức lao động, nâng cao tay nghề. Đồng thời phải tổ chức hạch toán chi phí tiền lương một cách chính xác và đầy đủ hơn nhằm phản ánh một cách trung thực năng lực lao động của cán bộ, viên chức và giáo viên trong nhà trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại trường mầm non Thái Hoà”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại trường mầm non Thái Hoà

UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MN THÁI HÒA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại trường mầm non Thái Hoà” Tên tác giả: Phương Thị Thanh Thảo Chức vụ: Kế toán Đơn vị công tác: Trường mầm non Thái Hòa Năm học 2022-2023 PHẦN I: ĐẶT VẮN ĐỀ Lí do chọn đề tài: Nói đến tiền lương là ta nói đến giá cả của sức lao động, sự phát triển của các đơn vị hành chính sự nghiệp, là thể hiện giá trị, vị thế của người lao động đối với gia đình, cơ quan và xã hội. Lao động của con người theo Mác là một trong ba yếu tố quan trọng và quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội, lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn thịnh của mọi quốc gia. Trải qua nhiều năm đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, cơ chế quản lý tài chính có sự thay đổi sâu sắc đã có tác động lớn đến hoạt động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các đơn vị hành chính sự nghiệp được giao quyền tự chủ trong hạch toán kinh phí khoán. Muốn thực hiện được điều đó các đơn vị cần phải có cơ chế quản lý một cách khoa học, hợp lý, thực hiện tổng hòa nhiều biện pháp.Trong đó tiền lương cũng là một vấn đề được quan tâm. Kế toán là một công cụ không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của loài người, bởi nó gắn liền với hoạt động quản lý. Công việc kế toán đòi hỏi sự chi tiết, rõ ràng, chính xác cao. Do đó cần phải có sự thay đổi về mọi mặt để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao hơn, phù hợp với sự phát triển của thời đại. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình khi nhận được mức thù lao thỏa đáng. Tiền lương là một vấn đề thiết thực ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ công nhân viên chức, tiền lương được qui định một cách đúng đắn, kế toán tiền lương chính xác, đầy đủ là yếu tố kích thích sức lao động, nâng cao tay nghề. Đồng thời phải tổ chức hạch toán chi phí tiền lương một cách chính xác và đầy đủ hơn nhằm phản ánh một cách trung thực năng lực lao động của cán bộ, viên chức và giáo viên trong nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại trường mầm non Thái Hoà”. Mục đích nghiên cứu: Nhằm báo cáo kịp thời số liệu tổng hợp về chế độ tiền lương, công tác nâng lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích nộp theo lương trên phần mềm MiSa. Giúp kế toán thao tác tự động hóa trong công tác chi trả lương cho người lao động của tháng đó nhằm giảm được thời gian làm việc ghi chiếp bằng tay. Thông qua đó, chấp hành tốt chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của thủ tướng chính phủ về việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Việc trả lương qua tài khoản trên cơ sở sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.Thời gian qua, việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã áp dụng tại rất nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương được áp dụng cho đơn vị trường mầm non Thái Hoà, bảng lương theo Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ quy định về chế độ tiền lương và các khoản trích nộp theo lương. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Nhiệm vụ của công tác kế toán hành chính sự nghiệp có nhiều phương pháp để hoạch toán khác nhau, rất đa dạng nhưng đối với kế toán trường học thì bản thân tôi chọn cách hạch toán theo phương pháp chứng từ ghi sổ cập nhật hàng tháng. 5. Phạm vi và thời gian của đề tài: - Phạm vi của đề tài: Bảng tính lương và các khoản trích nộp theo lương tại trường mầm non Thái Hoà. - Thời gian thực hiện của đề tài từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 04 năm 2023 6. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp bảng kê PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận : Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tiền lương, tuỳ theo các thời kỳ khác nhau mà có cách nhìn nhận khác nhau. Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động , mặt khác tiền lương còn là thước đo đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hang hái lao động, kích thích người lao động quan tâm đến kết quả lao động của họ. Vì vậy nó phải đóng vai trò đảm bảo cơ bản cho cuộc sống của người lao động. Để đảm bảo được vai trò này, trước hết phải đảm bảo được mức sống tối thiều cho người lao động. Tiền lương không chỉ mang tính chất chi phí mà nó trở thành phương tiện tạo ra giá trị mới, đứng trên góc độ ngươi lao động thì nhờ vào tiền lương mà họ có thể nâng cao mức sống, giúp họ hoà đồng với nền văn minh của xã hội. Xét trên khía cạnh nào đó thì tiền lương là bang chứng rõ rang thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động đối với gia đình, cơ quan và xã hộ. Nó thể hiện đúng mức năng lực và công lao của họ đối với sự phát triển của xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn: Một hệ thống tiền lương và tiền công hợp lý sẽ duy trì đội ngũ hiện tại và đảm bảo đối sử công bằng với tất cả mọi người, có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động.Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động, là biểu hiện bằng tiền của sức lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích người lao động quan tâm đến kết quả lao động của họ. Vì vậy nó phải đóng vai trò đảm bảo cơ bản cho cuộc sống của người lao động. Để đảm bảo được vai trò này, trước hết phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động. Mức sống tối thiểu là mức độ thỏa mãn nhu cầu về điều kiện sinh hoạt để tồn tại và phát triển. Một đội ngũ giáo viên tận tụy hết lòng với nghề cộng với lương và phụ cấp thích hợp sẽ làm nâng cao chất lượng giảng dạy, chuyên tâm với công việc không bị chi phối bởi những điệu kiện sống từ đó sẽ nâng cao chất lượng dạy và học. Khảo sát thực trạng Năm học 2022-2023 trường mầm non Thái Hoà có tổng số : 53 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó cán bộ quản lý 03 đồng chí ( 01 đồng chí Hiệu trưởng, 02 đồng chí Hiệu phó), 35 đồng chí giáo viên, 15 đồng chí nhân viên trong đó có: 10 đồng chí nhân viên nấu ăn, 03 đồng chí nhân viên bảo vệ, 01 đồng chí nhân viên phục vụ kiêm kế toán, 01 đồng chí nhân viên y tế. Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ theo quy định. 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn theo đúng quy định. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng có tinh thần trách nhiệm cao. Tập thể nhà trường đoàn kết có sự thống nhất cao chấp hành nghiêm đường lối chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, chỉ thị Nghị quyết của cấp trên. Chất lượng giáo dục được phát triển vững chắc nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của cac cấp các ban nghành đoàn thể trên địa bàn. a, Thuận lợi: - Phòng Tài chính kế hoạch Huyện Ba Vì đã quan tâm cấp kinh phí để các trường học trên địa bàn được trang bị phần mềm kế toán Misa.mimosa góp phần đắc lực trong công tác hạch toán kế toán tại các đơn vị trường học. - Ban giám hiệu và giáo viên, nhân viên hiểu được tầm quan trọng của công tác kế toán tài chính trong trường mầm non Thái Hoà. - Có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nên việc nắm bắt các chủ trương đường lối, chế độ chính sách khá dễ dàng. - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các đoàn thể trên địa bàn. b, Khó khăn: Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường xây dựng đã cũ và xuống cấp nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu trang thiết bị dạy và học trong việc thực hiện công việc chuyên môn. - Tài liệu tham khảo chưa đáp ứng đủ nên cũng có phần hạn chế. - Do trường có nhiều điểm trường nên công tác thu thập, xử lý thông tin, số liệu gặp nhiều khó khăn. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã suy nghĩ làm thế nào để chi trả lương và các khoản đóng góp theo lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đầy đủ và kịp thời theo đúng quy định của nhà nước.Với suy nghĩ đó tôi đã đưa ra “ Một số biện pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo nộp theo lương tại trường mầm non Thái Hoà” 4.Các biện pháp thực hiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo nộp theo lương tại trường mầm non Thái Hoà. 4.1. Biện pháp 1: Các khoản chi trả theo lương: Để trả lương cho công chức viên chức đúng (hợp lý) và các khoản trích theo lương được đầy đủ, đảm bảo chế độ cho công chức viên chức, các đơn vị cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Đúng với chế độ tiền lương của Nhà nước. + Gắn với quản lý lao động của cơ quan chủ quản. + Trích đúng, trích đủ theo qui định của Nhà nước. * Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của cả nước. Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các trường học phải thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tổ chức hạch toán đúng thời gian và kết quả lao động của công chức viên chức, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho công chức viên chức. + Tính toán phân bổ hợp lý chính xác tiền lương và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho các đối tượng sử dụng liên quan. * Các hình thức hạch toán như sau : Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức tiền lương thời gian là hình thức tiền lương được trả cho cán bộ công chức viên chức căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của học: + Tiền lương tháng Mức lương phải Mức Hệ Phụ Trả = lương x số x cấp tối thiểu lương (nếu có) + Tiền lương thời gian giản đơn: Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định gọi là tiền lương thời gian giản đơn. + Tiền lương thời gian có thưởng: Tiền lương thời gian giản đơn có thể kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích cán bộ công chức viên chức làm việc tạo nên tiền lương thời gian có thưởng. Nội dung kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích nộp theo lương * Kế toán tiền lương: 4.2. Biện pháp 2: Chứng từ kế toán sử dụng: Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương gồm: - Bảng chấm công: Mẫu số : 01a-HD là một chứng từ kế toán lao động, dùng để theo dõi ngày công làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội... và là căn cứ để tính trả lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người. - Bảng chấm công làm thêm giờ: Mẫu số C01b-HD. - Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội: Giấy này do sở y tế cấp cho từng cá nhân, nhằm cung cấp số ngày người lao động được nghỉ và hưởng khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Biên bản điều tra tai nạn lao động. - Bảng thanh toán lương: Mẫu số C02a-HD là chứng từ để hạch toán tiền lương, căn cứ vào đó để thanh toán tiền lương, phụ cấp cho cán bộ công chức viên chức đồng thời là căn cứ để hạch toán tiền lương. - Danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảng này được mở để theo dõi cho cả nhà trường về các chỉ tiêu như họ tên, nội dung từng khoản bảo hiểm xã hội cho người lao động được hưởng trong tháng. 4.3. Biện pháp 3: Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương: Kế toán sử dụng tài khoản 334 “phải trả người lao động” để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công chức viên chức về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản thuộc về thu nhập của công chức viên chức. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: TK 111, TK 112, TK 511, TK 6611... * Phương pháp kế toán tiền lương Hàng tháng khi tính ra tiền lương phải trả cán bộ công chức viên chức, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương toàn trường hạch toán: tiền lương, các khoản phụ cấp theo qui định phải trả cho cán bộ công chức viên chức và phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi sổ: Nợ TK: 6611 - Chi hoạt động Có TK: 334 – Phải trả cho công chức viên chức. + Các khoản khấu trừ vào vào thu nhập của công chức viên chức theo qui định kế toán ghi: Nợ TK 334: “phải trả công chức viên chức”: Tổng số các khoản khấu trừ Có TK 332: Các khoản phải nộp theo lương( BHXH, BHYT,BHTN). + Khi trả lương cho công chức viên chức bằng tiền, kế toán ghi: Nợ TK 334: Phải trả công chức viên chức Có TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng Số bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ công chức viên chức theo chế độ bảo hiểm xã hội, kế toán ghi: Nợ TK: 332 – Các khoản phải nộp theo lương Có TK: 334 – phải trả công chức viên chức. 4.4. Biện pháp 4: Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương: Theo chế độ hiện hành thì các khoản trích theo lương gồm: + Bảo hiểm xã hội: Tỷ lệ trích là 25.5% trên tổng quĩ lương cơ bản, trong đó ngân sách nhà nước cấp 17.5%, còn lại trừ vào lương của cán bộ công chức viên chức 8%; + Bảo hiểm y tế: Tỷ lệ trích là 4,5% trên tổng quĩ lương cơ bản , trong đó 3% do ngân sách nhà nước cấp, 1,5% còn lại trừ vào lương của cán bộ công chức viên chức. + Bảo hiểm thất nghiệp : Tỷ lệ trích 2% trên tổng quỹ lương cơ bản, trong đó 1% ngân quỹ nhà nước cấp, 1% còn lại trừ vào lương của cán bộ công nhân viên chức . + Kinh phí công đoàn: Tỷ lệ trích là 2% trên tổng quĩ lương cơ bản Các chứng từ kế toán sử dụng + Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội: Là chứng từ về lao động tiền lương, dùng để xác nhận ngày nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...của công chức viên chức làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương theo chế độ qui định. + Danh sách người lao động hưởng trự cấp Bảo hiểm xã hội: Là bảng tổng hợp và thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương cho công chức viên chức bị ốm, thai sản, tai nạn lao động... + Bảng tiền lương và bảo hiểm xã hội và một số chứng từ khác. + Bảng chấm công Tài khoản kế toán sử dụng TK 3323: Kinh phí công đoàn TK 3321: Bảo hiểm xã hội TK 3322: Bảo hiểm y tế TK 3324: Bảo hiểm thất nghiệp Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương + Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vào chi hoạt động, kế toán ghi: Nợ TK 611 Có TK 332 (3321, 3322, 3323,3324) + Khấu trừ vào lương của công chức viên chức khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 334: 10.5% trích theo lương Có TK 3321: BHXH bằng 8% lương cơ bản của công chức viên chức Có TK 3322: BHYT bằng 1,5% lương cơ bản của công chức viên chức. Có TK 3324 : BHTN bằng 1% lương cơ bản của công chức viên chức. + Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý, kế toán ghi: + Nợ TK: 332 các khoản phải nộp + Có TK 511 + Tính bảo hiểm xã hội phải trả công chức viên chức khi ốm đau thai sản...kế toán ghi: Khi thanh toán bảo hiểm xã hội cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 332 các khoản nộp theo lương
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoan_trich.doc