Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp xây dựng nhận thức số cho người đứng đầu dựa trên ba trụ cột: Chính quyền ố - Kinh tế số - Xã hội số

- Tên sáng kiến, giải pháp: “ Giải pháp xây dựng nhận thức số cho người đứng đầu dựa trên ba trụ cột: Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số”.

- Lí do lựa chọn, đề xuất: Việc nhận thức như thế nào là chuyển đổi số, chuyển đổi số để làm gì, chuyển đổi số trên những nội dung nào, chúng ta nhận được gì từ chuyến đổi số là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc muốn được làm rõ. Nhưng không phải ai cũng có thể trả lời tường tận. Không chỉ người dân mà ngay cả những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức - những người đóng vai trò to lớn trong công cuộc chuyển đổi số của quốc gia, của địa phương cũng đang hiểu mập mờ. Không hiểu hoặc hiếu chưa cặn kẽ dẫn đến ngại thực hiện và có làm thì cũng làm không quyết liệt. Như vậy là chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và nhà nước, đi chậm so với xu thế phát triển tiến bộ của nhân loại.

Yêu cầu bức thiết đặt ra là cần phải xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc về chuyển đổi số, từ đó thay đổi nhận thức của người đứng đầu đối với công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

docx 14 trang Lê Ngọc 21/12/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp xây dựng nhận thức số cho người đứng đầu dựa trên ba trụ cột: Chính quyền ố - Kinh tế số - Xã hội số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp xây dựng nhận thức số cho người đứng đầu dựa trên ba trụ cột: Chính quyền ố - Kinh tế số - Xã hội số

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp xây dựng nhận thức số cho người đứng đầu dựa trên ba trụ cột: Chính quyền ố - Kinh tế số - Xã hội số
CỌNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI THAM DỰ CUỘC THI
“Tìm kiếm các sáng kiến, giải pháp, mô hình nhằm đầy mạnh cải cách
hành chính huyện Vĩnh Linh năm 2023”
Thông tin về nguôi tham gia dự thi:
Họ và tên: Nguyễn Minh Thơm - công chức Văn phòng - Thống kê
Đơn vị: UBND xã Trung Nam
Nội dung sáng kiến, giải pháp:
-  	Tên sáng kiến, giải pháp: “ Giải pháp xây dựng nhận thức số cho người đứng đầu dựa trên ba trụ cột: Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số”.
-      Lí do lựa chọn, đề xuất: Việc nhận thức như thế nào là chuyển đổi số, chuyển đổi số để làm gì, chuyển đổi số trên những nội dung nào, chúng ta nhận được gì từ chuyến đổi số là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc muốn được làm rõ. Nhưng không phải ai cũng có thể trả lời tường tận. Không chỉ người dân mà ngay cả những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức - những người đóng vai trò to lớn trong công cuộc chuyển đổi số của quốc gia, của địa phương cũng đang hiểu mập mờ. Không hiểu hoặc hiếu chưa cặn kẽ dẫn đến ngại thực hiện và có làm thì cũng làm không quyết liệt. Như vậy là chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và nhà nước, đi chậm so với xu thế phát triển tiến bộ của nhân loại.
Yêu cầu bức thiết đặt ra là cần phải xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc về chuyển đổi số, từ đó thay đổi nhận thức của người đứng đầu đối với công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
-      Nội dung:
Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, để thay đổi từ nhận thức đến hành động về chuyển đổi số trong mỗi người không hề đơn giản. Giải pháp nhằm mục đích góp thêm quan điểm làm thay đổi nhận thức về ba trụ cột chuyển đổi số hiện nay đó là: chính phủ số (hẹp hơn là chính quyên số) - kinh tê số - xã hội số. Làm rõ một số nội dung về nhận thức số đối với một số chủ thể nhất định.
Thứ nhất, Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, gọi chung là công nghệ số. Trên thế giới, chuyên đôi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.
Chuyển đổi số lấy người dân là trung tâm với 08 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi đó là: y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp. Chuyển đổi số không phải là đưa tất cả lên không gian mạng một cách ồ ạt mà phải có trọng tâm, trọng điểm và then chốt là phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng. Thông tin của cá nhân, tổ chức được nhà nước bảo đảm an toàn tuyệt đối và được sử dụng vào việc tạo ra của cải vật chất, phục vụ mọi nhu cầu đời sống thiết yếu và nâng cao của nhân dân. Chiến lược chuyển đối số do người đứng đầu chỉ đạo xây dựng và phải lan tỏa, thấm nhuần tới từng thành viên của tổ chức. Chiến lược chuyển đổi số bắt đầu từ tầm nhìn của người đứng đầu, nhưng khi thực thi cần không ngừng đo lường, kiểm nghiệm thực tế xem điều gì đang đi đúng hướng và điều gì không, sau đó nhanh chóng điều chỉnh theo thực tế. Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đối số là xu thế bắt buộc và tất yếu của một quốc gia phát triển. Cách mạng công nghiệp xảy ra khi có đột phá lớn về công nghệ dẫn đến các thay đổi sâu sắc trong sản xuất và xã hội. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là bắt đầu từ thập kỷ này với các đột phá và cộng hưởng của các công nghệ số và tạo ra sản xuất thông minh.
Thứ hai, ba trụ cột của chuyển đổi số ở địa phương được xác định là: chính quyền số - kinh tế số - xã hội số. Dù là xét về nghĩa rộng tầm quốc gia hay nghĩa hẹp hơn tầm địa phương, ba trụ cột này cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thiếu một trong ba thì quá trình chuyển đối số khó mà thành công.
Cũng giống như Chính phủ số, chính quyền số là việc đưa toàn bộ hoạt động của chính quyền lên môi trường số, không chỉ là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, mà còn đôi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu, cho phép người dân và doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ. Chính quyền số chính là trụ cột đầu tiên của quá trình chuyển đổi số.
Kinh tế số là trụ cột trung tâm hết sức quan trọng của chuyển đối số. Kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động; và sử dụng ICT, tức là viễn thông và công nghệ thông tin để tăng năng suất lao động và để tối ưu nền kinh tế. Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, giúp tăng trưởng kinh tế. Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm, vì sử dụng tri thức nhiều hơn là tài nguyên. Chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra cơ hội cho nhiều người hơn. Cách nhanh nhất đẩy nhanh nền kinh tế số là sử dụng công nghệ số để thay đổi cách chúng ta đang sản xuất, đang làm việc. Hiện nay chưa có phương pháp thống nhất trên toàn cầu để đo lường giá trị của kinh tế số. Cách đo phổ biến là kinh tế số bao gồm 03 cấu phần: kinh tế số công nghệ thông tin - điện tử - viễn thông; kinh tế số Internet và kinh tế số theo ngành/lĩnh vực. Chính điều này là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn lao mở ra cho tất cả cá nhân, doanh nghiệp thế hiện sự sáng tạo, học hỏi, nắm bắt cơ hội, vận dụng chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển sản xuất, cung cấp sản phẩm ra thị trường - một thị trường mở mang tính cạnh tranh tự do toàn cầu.
Trụ cột thứ ba mà chuyển đối số hướng đến đó là xã hội số. Xã hội số là mục tiêu lớn nhất, mục tiêu cuối cùng mà công cuộc chuyển đối số muốn hướng đến. Làm tốt việc xây dựng chính quyền số, kinh tế số thì bài toán xã hội số sẽ đi đúng hướng. Xây dựng xã hội số dựa trên nền tảng: xây dựng công dân số và xây dựng văn hóa số. Một xã hội được gọi là xã hội số thì đương nhiên trong đó sẽ bao gồm những công dân số. Công dân được gọi là công dân số khi đảm bảo chín yếu tố: khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm trong môi trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số.
Và công dân số được đánh giá bằng chuẩn mực nhất định gọi là văn hóa số. Văn hóa trong xã hội hình thành qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm. Còn xã hội số mới chỉ đang hình thành trong vài chục năm trở lại đây. Vì vậy, văn hóa số cũng mới chỉ đang hình thành, đó là các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của con người trong môi trường số. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa đã khó, xây dựng văn hóa số còn khó hơn bởi nó phải đáp ứng nguyên tắc vừa giữ gìn phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những đặc điểm văn hóa mới tiến bộ để ứng xử linh hoạt trong thời đại chuyển đổi số.
Thứ ba, xác định ba trụ cột không thể thiếu của chuyển đổi số đồng nghĩa với việc cần nâng cao nhận thức của người đứng đầu các cấp về công cuộc chuyển đổi số. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: “Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động”. Từ việc hiểu vấn đề, ý thức được tầm quan trọng của nó rồi mới đi đến hành động. Đó là quy luật phù hợp mang tính tất yếu khách quan. Nhận thức đúng thì hành động mới đúng hướng. Hiểu sâu sắc, thấy được mục đích, ý nghĩa thì mới có hành động phù hợp. Để xây dựng vững chắc ba trụ cột thì cần có sự gương mẫu vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao nhất của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, vai trò tiên phong của mỗi cán bộ, công chức, đoàn viên thanh niên, Tô công nghệ số cộng đồng, Tổ công tác Đề án 06... Chính quyền cũng cần xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông tổng thể về chuyển đổi số để triển khai nhất quán và xuyên suốt. Nội dung truyền thông cần đảm bảo yếu tố đại chúng, ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, có chủ đề, chủ điểm, đa kênh, chú trọng các kênh truyền thông số, các mô hình tuyên truyền trực quan sinh động.
Nhận thức sổ sẽ tập trung vào một số chủ thể sau: nhận thức của người đứng đầu; nhận thức của cán bộ, công chức; nhận thức về vai trò, sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội; nhận thức của cả cộng đồng.
+ về nhận thức của người đứng đầu: khi người đứng đầu có nhận thức rõ ràng, sâu sắc và đúng đắn về chuyển đổi số, họ sẽ là nhân tố để lan tỏa và chia sẻ những ý kiến, triển khai công việc đến các thành viên và người dân. Điều này giúp cung cấp hướng dẫn và cảm hứng cho tất cả mọi người, giúp tạo ra sự đồng thuận và động lực chung, chuyển biến trong nhận thức số.
Vấn đề đặt ra là người đứng đầu này là ai? Tại địa phương, có phải người đứng đầu được hiểu một cách đơn giản là Bí thư Đảng ủy, là Chủ tịch UBND xã? Người đứng đâu mà tôi muốn nói đến ở đây không bó hẹp phạm vi như vậy nữa mà tôi muốn nhấn mạnh đến những người có vai trò trách nhiệm đầu tàu trong bất kì một tổ chức nào ở địa phương dù là tổ chức lớn hay là tổ chức nhỏ. Mở rộng khái niệm, phạm vi người đứng đầu thì mới thấy rõ được tác dụng của việc thay đổi nhận thức của người đứng đầu đối với công cuộc chuyển đổi số. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền (cấp xã) là người có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo chung, đưa ra một mục tiêu chung cho cả địa phương thực hiện thì người đứng đầu tổ chức, đoàn thể, thôn, khu dân cư... - người đứng đầu nhỏ hơn có vai trò triển khai, dẫn dắt, mở rộng đối tượng thực hiện theo lãnh đạo, chỉ đạo chung đó. Và quan trọng nhất là người đứng đầu tổ chức nhỏ có thể tùy vào đặc thù riêng của tổ chức, địa bàn, đặc điểm dân cư, tập quán sinh sống của vùng mình để đề xuất triển khai những vấn đề sát đúng thực tế, gần với nguyện vọng của nhân dân nhất. Bởi vì mục tiêu cuối cùng là xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp, phục vụ tốt nhất, hiệu quả nhất cho người dân.
Ví dụ, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh về việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trên tất cả mọi lĩnh vực. Hằng năm, Bí thư Đảng ủy tiến hành ký cam kết với Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND xã ký cam kết với Chủ tịch UBND huyện về các nội dung lớn liên quan đến chính trị - kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2023, liên quan đến công tác cải cách hành chính, Chủ tịch UBND xã ký một bản cam kết riêng trên lĩnh vực này với Chủ tịch UBND huyện về các nội dung cần phải thực hiện đạt chỉ tiêu trong năm 2023. Đây chính là một trong những biện pháp để nâng cao trách nhiệm người đứng đầu.
Vậy thì cấp xã, cấp gần với nhân dân nhất nên thực hiện như thế nào để nâng cao nhận thức của người đứng đầu đối với công tác chuyển đối số? Vừa áp dụng những phương pháp gắn với trách nhiệm nhưng đồng thời áp dụng những biện pháp linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với tập quán địa phương. Phương pháp mềm dẻo ấy chính là tuyên truyền, chia nhỏ công việc, phân công công việc theo địa bàn cụ thể. Lâu nay, việc phân công công việc cho các tổ chức, đơn vị trên địa bàn vẫn còn chung chung, một kế hoạch, nhiều đơn vị thực hiện. Người đứng đầu của các đơn vị đa phần là cán bộ kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo bài bản cho nên việc triển khai công việc thường lúng túng, không chuyên sâu. Nên chăng cần có phương pháp ngoài kế hoạch thực hiện chung thì nên phân công nhiệm vụ theo đặc thù địa bàn, đặc thù tổ chức để phát huy hết thế mạnh của tổ chức, đơn vị đó. Chúng ta đã làm được điều này rất tốt khi phân công nhiệm vụ cho các tổ chức chính trị - xã hội. Nhưng đối với cánh tay nối dài của chính quyền địa phương là thôn, là hợp tác xã, là khu dân cư thì công tác này vẫn chưa thực sự đảm bảo.
Trong giải pháp chung này, người viết đề xuất thêm một giải pháp nhở nhằm giúp thay đổi nhận thức của người đứng đầu cấp nhỏ hơn về công tác chuyển đổi số đó là “Xây dựng chủ đề thi đua cho các thôn, các hợp tác xã trên địa bàn xã để đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xã hội số ”. Đối với cộng đồng dân cư, Trưởng thôn và Giám đốc Hợp tác xã có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Một bên ông Trưởng thôn có trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động liên quan đến chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của thôn (giống như một xã thu nhỏ); một bên ông Giám đốc Hợp tác xã chính là trụ cột về điều hành kinh tế nông nghiệp của thôn, địa bàn bởi kinh tế tại địa phương chiếm hơn 70% tỷ trọng là sản xuất nông nghiệp. Câu hỏi đặt ra là chúng ta đã có phương pháp điều hành hai tổ chức “nhỏ” này để tạo ra giá trị số hay chưa? Đối với thôn thì có một số nội dung đã triển khai nhưng còn sơ bộ, còn đối với Hợp tác xã thì chưa có nội dung cụ thể nào chỉ đạo triển khai. Chúng ta bỏ ngỏ do điều kiện hay chưa có quan tâm mang tính trọng tâm với chính một tổ chức kinh tế quan trọng ở địa phương thuần nông? Đây là hạn chế nhưng cũng chính là cơ hội lớn mở ra đối với chuyển đổi số tại địa phương. Động lực chuyển đổi số trên địa bàn các thôn chính là tạo ra xã hội số còn động lực chuyển đối số các Hợp tác xã chính là tạo ra kinh tế số.
Trong cuộc họp quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Chuyển đổi số quốc gia là công việc rất lớn, rất chiến lược nhưng phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó, không thể chung chung được”. Chì cần vận dụng tốt chỉ đạo này của Thủ tướng, tôi tin rằng chúng ta sẽ tổ chức triển khai thực hiện thành công chiến lược mang tầm cỡ quốc gia này.
+ Nhận thức của cán bộ, công chức: vì sao cần phải đề cập đến nhận thức của cán bộ, công chức? Bởi vì,cán bộ, công chức không chỉ là người thực thi công vụ mà còn là người có năng lực sáng tạo, có kiến thức, trình độ, được đào tạo bài bản nhất trong hệ thống chính quyền địa phương, là người có năng lực tạo ra giá trị số mạnh nhất cho địa phương, thúc đẩy quá trình xây dựng chính quyền số. Câu hỏi đặt ra là liệu cán bộ, công chức đã nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số hay chưa? Câu trả lời là một bộ phận cán bộ, công chức vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn về chuyển đổi số vì nhận thức về chuyển đổi số còn hạn chế. Vấn đề này không phải xuất phát từ trình độ mà xuất phát từ thái độ tiếp nhận, xử lý. Hầu hết các cán bộ, công chức của địa phương đều là thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng, Tổ công tác Đề án 06 nhưng không phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình. Một số cán bộ, công chức còn tự đặt mình ở ngoài cuộc chuyển đổi lớn lao đó. Người Việt Nam ta có câu “Cán bộ đi trước, làng nước theo sau”. Nếu cán bộ, công chức không gương mẫu, không quyết liệt thì làm sao có thể là tấm gương tốt để quần chúng nhân dân học tập, tin tưởng thực hiện theo, về thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức tuy khó mà dễ bởi đã có quy định cụ thể, rõ ràng, nhiệm vụ đã được Luật Cán bộ, công chức quy định. Điều quan trọng nhất là đào tạo một người cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích của nhà nước, của nhân dân lên hàng đầu có như vậy thì không chỉ chuyển đổi số mà những nhiệm vụ khó hơn

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_xay_dung_nhan_thuc_so_cho_ng.docx