Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp
1. Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm 2022
3. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
- Trong những năm qua, công tác quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực như hệ thống văn bản pháp lý đã cơ bản đầy đủ, ngành nông nghiệp và PTNT đã có sự phân công, phân cấp trong việc quản lý; công tác truyền thông, thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ như: Cập nhật thông tin doanh nghiệp, kết quả duy trì điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, theo dõi, nhắc lịch thẩm định định kỳ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra về an toàn thực phẩm; kết quả thanh tra, kiểm tra đều thực hiện thủ công thông qua ghi chép, tạo và lưu trữ thành các tập hồ sơ riêng rẽ.
- Bên cạnh đó, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nêu trên do các cấp (tỉnh và huyện) và các đơn vị chuyên môn khác nhau thuộc ngành nông nghiệp thực hiện theo phân công và phân cấp.
- Từ những vấn đề nêu trên đã nảy sinh những khó khăn, bất cập như: Tra cứu hồ sơ; lập, theo dõi kế hoạch thẩm định, thanh tra, kiểm tra mất nhiều thời gian, không đảm bảo tính hệ thống nhiều khi còn xảy ra thất lạc thông tin, hồ sơ, dữ liệu...Không những thế, giữa các cấp, các đơn vị chuyên môn không thể tra cứu, tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả chéo giữa những cơ quan thực hiện khác nhau; khó khăn điều hành chung một cách nhanh chóng, đồng nhất và kịp thời.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm 2022 3. Mô tả các giải pháp cũ thường làm - Trong những năm qua, công tác quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực như hệ thống văn bản pháp lý đã cơ bản đầy đủ, ngành nông nghiệp và PTNT đã có sự phân công, phân cấp trong việc quản lý; công tác truyền thông, thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ như: Cập nhật thông tin doanh nghiệp, kết quả duy trì điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, theo dõi, nhắc lịch thẩm định định kỳ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra về an toàn thực phẩm; kết quả thanh tra, kiểm tra đều thực hiện thủ công thông qua ghi chép, tạo và lưu trữ thành các tập hồ sơ riêng rẽ. - Bên cạnh đó, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nêu trên do các cấp (tỉnh và huyện) và các đơn vị chuyên môn khác nhau thuộc ngành nông nghiệp thực hiện theo phân công và phân cấp. - Từ những vấn đề nêu trên đã nảy sinh những khó khăn, bất cập như: Tra cứu hồ sơ; lập, theo dõi kế hoạch thẩm định, thanh tra, kiểm tra mất nhiều thời gian, không đảm bảo tính hệ thống nhiều khi còn xảy ra thất lạc thông tin, hồ sơ, dữ liệu...Không những thế, giữa các cấp, các đơn vị chuyên môn không thể tra cứu, tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả chéo giữa những cơ quan thực hiện khác nhau; khó khăn điều hành chung một cách nhanh chóng, đồng nhất và kịp thời. 4. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến - Trong bối cảnh sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng cao, đời sống nhân dân và trình độ dân trí ngày một nâng lên, xu hướng hội nhập và cách mạng 4.0; những yêu cầu, đòi hỏi của tổ chức, nhân dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước ngày càng cao. Do vậy, công tác quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế, xã hội ngày càng phức tạp, cường độ cao, đòi hỏi phải giải quyết nhanh, kịp thời, chính xác và hiệu quả. - Cải cách hành chính là một trong những định hướng đúng đắn của Chính phủ trước công cuộc phát triển của đất nước và những yêu cầu, đòi hỏi của tổ chức, công dân; thể hiện ở những kết quả tích cực mà cải cách hành chính mang lại trong thời gian qua. Chủ trương cải cách hành chính để phục vụ doanh nghiệp; số hóa trong quản lý, điều hành. - Để cải cách hành chính đạt được những kết quả tích cực và nhanh chóng, rất cần có sự hỗ trợ của những công cụ và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, từng bước tin học hoá, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Công nghệ thông tin là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực, mà hiệu quả của nó chính là góp phần công khai, minh bạch, tra cứu nhanh, kịp thời, chính xác, khách quan; giảm thủ tục giấy tờ; cung cấp thông tin điều hành, quản lý và theo dõi nhiều chiều, nhiều tiêu chí; không bị rào cản bởi thời gian và không gian... - Hiện tại, việc quản lý về cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm ưa vệ sinh ATTP trong ngành nông nghiệp của tỉnh cơ bản vẫn đang thực hiện theo hình thức thủ công; việc tổng hợp báo cáo mất nhiều thời gian và thông tin không đầy đủ; việc lưu trữ và khai thác tài liệu liên quan đến cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP trong toàn tỉnh gặp nhiều khó khăn; từ đó công tác tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo để chỉ đạo và điều hành chưa được sát sao và kịp thời; yêu cầu nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hiệu lực hiệu quả quản lý công tác ATTP. - Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay và khắc phục những hạn chế nêu trên, chúng tôi đề xuất thực hiện sáng kiến Nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp bằng giải pháp ứng dụng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý về cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 5. Mục đích của giải pháp sáng kiến - Tạo môi trường làm việc thuận tiện cho Lãnh đạo, chuyên viên thuộc các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản), UBND các huyện, thành phố (Phòng Nông nghiệp và PTNT/ Phòng Kinh tế) trong việc tra cứu, trích lục dữ liệu cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP đảm bảo nhanh, kịp thời, chính xác, đầy đủ. Điều hành thống nhất, việc chia sẻ tra cứu dữ liệu giữa các cấp, các đơn vị đầu mối. Lưu trữ đầy đủ, khoa học hệ thống dữ liệu, hồ sơ ... về doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản. - Hình thành kho dữ liệu về cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP trên quy mô toàn tỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về lưu trữ đầy đủ dữ liệu, khoa học hệ thống hồ sơ, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về công tác cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP của tỉnh. Giảm tải hồ sơ, giấy tờ và giúp nâng cao công tác cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức. 6. Nội dung 6.1. Thuyết minh giải pháp mới cải tiến - Hệ thống cơ sở dữ liệu ATTP là phần mềm quản lý nội bộ giúp các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ quản lý chuyên môn, phần mềm được xây dựng trên nền tảng Web Form để dễ triển khai, dễ sử dụng và quản trị. Các modules báo cáo thống kê được tích hợp để phục vụ báo cáo số liệu thống kê theo yêu cầu của đơn vị sử dụng, các chức năng thống kê đều cho phép kết xuất dữ liệu ra các định dạng files như: Excel, Word, PDF và có thể tùy biến tiêu chí để lọc theo yêu cầu. Cập nhật thông tin, chỉ đạo điều hành theo phân công phân cấp, chia sẻ, tra cứu thông tin và sẵn sàng tích hợp với các hệ thống, module chuyên ngành và hệ thống quản lý khác khi cần. - Triển khai phần mềm phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý về cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP theo mô hình phân quyền, trực tuyến với sự tham gia trong quá trình cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP cấp Tỉnh và cấp Huyện/Thành phố; tạo thuận lợi trong việc Ưa cứu, trích lục dữ liệu cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP; hình thành kho dữ liệu về cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP trên quy mô toàn tỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về lưu trữ, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về công tác cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP của tỉnh. Giảm tải hồ sơ, giấy tờ và giúp nâng cao công tác cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức. * Kết quả của sáng kiến - ứng dụng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý về cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm giúp cho công tác quản lý các cấp theo dõi được tình hình giải quyết công việc để có thể chỉ đạo kịp thời, thông suốt công việc của đơn vị mình. - Theo dõi, quản lý công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở được thuận tiện. - Quản lý cơ sở cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Số cơ sở, thời điểm cấp giấy chứng nhận, thời điểm cấp lại được kịp thời chính xác, tiết kiệm chi phí, thời gian...) - Trích xuất tổng hợp, báo cáo, công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý cơ sở thuộc lĩnh vực; quản lý và theo dõi, cập nhật thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Giúp cho công chức tiết kiệm thời gian, công sức rà soát thống kê tổng hợp, đánh giá phân loại các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản... * Sản phẩm được tạo ra từ sáng kiến Sau khi áp dụng các giải pháp trên trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm trên từ đâu năm 2022 đến nay, đã mang lại một số kết quả nổi bật như sau: - Xây dựng được hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý về cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP cho cơ quan phục vụ việc giải quyết các công việc liên quan đến nghiệp vụ quản lý cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP của cán bộ công chức trong Chi cục và Phòng Nông nghiệp (kinh tế) các huyện, thành phố được nhanh chóng, thuận lợi. ứng dụng cài đặt trên máy chủ, đăng nhập, tác nghiệp từ xa thông qua kết nối Internet nhằm phục vụ hoạt động quản lý bao gồm: Hệ thống thông tin để điều hành, quản lý hoạt động; các tài khoản đăng nhập để tác nghiệp trên hệ thống; quy trình vận hành, phương pháp tác nghiệp; toàn bộ thông tin, dữ liệu, hồ sơ về doanh nghiệp, điều kiện bảo đảm ATTP, kế hoạch, kết quả thẩm định, thanh tra kiểm tra ... - Việc ứng dụng phần mềm quản lý đáp ứng được các yêu cầu cơ bản và nâng cao về xử lý nghiệp vụ của các cán bộ công chức cũng như việc ra quyết định của Lãnh đạo các Chi cục và đơn vị về cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP; hỗ trợ theo dõi toàn bộ dữ liệu cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP trên toàn tỉnh. - Hỗ trợ công tác tra cứu thông tin cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP được nhanh chóng và chính xác; kết xuất các báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP và in ấn các báo cáo khác theo yêu cầu; đảm bảo việc quản lý các văn bản chuyên ngành liên quan trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP. 6.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến - Sáng kiến đã được tổ chức triển khai thực hiện tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản từ đầu năm 2022 và đã được tất cả cán bộ công chức, người lao động và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tham gia ... ứng dụng thực hiện bước đầu có hiệu quả, áp dụng cho Công tác quản lý ATTP trước hết là đối với cơ quản quản lý ATTP cấp tỉnh, cấp huyện các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp; tiến tới có thể áp dụng cho cấp xã, phường, thị trấn và thông tin cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản... - Kết quả của sáng kiến được tất cả các cán bộ, công chức, người lao động công nhận và tiếp tục tổ chức thực hiện trong thời gian tới là minh chứng cho khả năng vận dụng vào thực tiễn của sáng kiến. Đây cũng là những giải pháp cơ bản, hợp lý, đầy tính thực tiễn có thể giới thiệu cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong toàn tỉnh tham khảo và thực hiện linh hoạt, sáng tạo tùy theo tình hình cụ thể của đơn vị mình để đạt hiệu quả cao nhất. 6.3. Thuyết minh về lợi ích của sáng kiến Thực hiện việc ứng dụng CNTT trong quản lý nói chung và trong công tác Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản nói riêng nhằm mang lại hiệu quả cụ thể sau: a) Hiệu quả về giải quyết công việc - Nâng cao chất lượng trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo mô hình phân quyền, trực tuyến. - Các đơn vị chủ động quản lý và theo dõi, cập nhật thông tin vê cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy trên địa bàn do mình quản lý. - Quản lý các văn bản chính sách, pháp luật và chỉ đạo điều hành quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm. - Quản lý kết quả phổ biến giáo dục pháp luật; thông tin truyên thông vê chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm. - Hỗ trợ thông báo nhắc lịch qua Email cho các cơ sở về thời hạn kiểm tra. - Các đơn vị sử dụng không phải cài đặt phần mềm vào máy tính cá nhân mà chỉ cần sử dụng máy tính có kết nối Internet để truy cập vào hệ thống. b) Hiệu quả về quản lý - Lãnh đạo các cấp theo dõi được tình hình giải quyết công việc để có thể chỉ đạo kịp thời, thông suốt công việc của đơn vị mình. - Cung cấp đầy đủ và kịp thời các báo cáo văn bản chính sách, pháp luật và chỉ đạo điều hành; quản lý và theo dõi, cập nhật thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Kho CSDL đủ lớn phục vụ nhu cầu khai thác thông tin của các nhà quản lý. - Các phương thức, công cụ, tiện ích trong hệ thống sẽ giúp người dùng sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất. c) Hiệu quả về xã hội - Với việc tin học hoá hỗ trợ giải quyết công việc, hoạt động liên quan đến công tác quản lý về cấp giấy chứng nhận ATTP và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh ATTP nói riêng và hành chính công nói chung sẽ nhanh chóng, tiện lợi, góp phần tích cực trong hoạt động cải cách hành chính chung của tỉnh. - Tăng cường, củng cố lòng tin của công dân với các cơ quan hành chính. - Nâng cao chỉ số, vị trí của tỉnh Bắc Giang trên bảng xếp hạng, đánh giá quốc gia về ứng dụng CNTT và cải cách hành chính. 7. Kết luận Việc thực hiện cải cách nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp là rất cần thiết và đúng với các quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang; với việc cải tiến phương pháp quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới hiện đại trong thực tiễn có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công việc tạo ra bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa các cơ quan nhà nước với công dân. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Đại diện nhóm sáng kiến Nguyễn Văn Thành Quách Văn Lâm MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG VÀ TÀI LIỆU KIỂM CHỨNG Chi tiết các chức năng chính 1. Đăng nhập hệ thống 2. Đăng xuất Tại màn hình trang chủ, người dùng chọn Icon người dùng trên góc phải chọn Log off. 3. Trang chủ Giao diện Trang chủ sau khi đăng nhập 4. Quản lý danh mục cơ sở sản xuất kinh doanh 4.1. Thêm cơ sở sản xuất mới Tại màn hình trang chủ, người dùng chọn Danh mục bên thành Menu, chọn cơ sở sản xuất kinh doanh, chọn Tạo mới. 4.2. Cập nhật thông tin cơ sở sản xuất Tại màn hình trang chủ, người dùng chọn Danh mục bên thành Menu, chọn cơ sở sản xuất kinh doanh, chọn cơ sở sản xuất muốn cập nhật. Cập nhật thông tin xong, Nhấn Lưu. 4.3. Xem danh sách cơ sở sản xuất Tại màn hình trang chủ, người dùng chọn Danh mục bên thành Menu, chọn cơ sở sản xuất kinh doanh. 4.4. Xem chi tiết cơ sở sản xuất Tại màn hình trang chủ, người dùng chọn Danh mục bên thành Menu, chọn cơ sở sản xuất kinh doanh. 5. Quản lý danh mục cơ quan quản lý 5.1. Thêm cơ quan quản lý mới Tại màn hình trang chủ, người dùng chọn Danh mục bên thành Menu, chọn cơ quan quản lý chuyên ngành, chọn tạo mới. 5.2. Cập nhật thông tin cơ quan quản lý Tại màn hình trang chủ, người dùng chọn Danh mục bên thành Menu, chọn cơ quan quản lý chuyên ngành, chọn cơ quan quản lý muốn cập nhật.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_nh.docx