Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư tại phường Đại Nài

Tiếp công dân là tạo điều kiện để Nhân dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Tổ chức tốt công tác tiếp công dân là biểu hiện cụ thể quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta. Thông qua công tác tiếp công dân, mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, Nhà nước càng gắn bó hơn, để Đảng và Nhà nước hiểu dân hơn và để cho Nhân dân hiểu rõ hơn về Đảng, Nhà nước, về phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức.

Thông qua việc tiếp công dân, các cơ quan Nhà nước nắm được tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ các nội dung không còn phù hợp. Đồng thời Đảng và Nhà nước nắm được tình hình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các địa phương, nắm được phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức. Qua đó để nâng cao, hoàn thiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý trong tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước.

Giải quyết đơn thư (Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh) là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong nhiệm vụ quản lý nhà nước và điều hành xã hội. Do vậy thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân sẽ củng cố và tăng niềm tin của Nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đề ra, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, tất cả quyền lợi đều thuộc về Nhân dân. Việc quan tâm đến lợi ích của Nhân dân là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước.

Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách, văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện để giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nhanh, đúng pháp luật, bảo vệ và khôi phục kịp thời lợi ích hợp pháp cho Nhân dân, đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, tạo niềm tin của Nhân dân vào con đường đi lên xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn.

Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các Nghị định, Thông tư cụ thể, hướng dẫn Luật ngày càng hoàn thiện, nên việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt được những kết quả tốt. Việc xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo nhanh hơn, đúng người, đúng việc và đúng thẩm quyền xử lý hơn, được Nhân dân đồng tình ủng hộ. Song bên cạnh đó, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường có nhiều vấn đề phức tạp nên tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số địa phương có chiều hướng gia tăng, diễn ra không bình thường, giá cả bất động sản tăng mạnh, lịch sử quản lý đất đai trên địa bàn có nhiều vấn đề phức tạp nên tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở trên địa phương có chiều hướng gia tăng, diễn ra không bình thường. Có nhiều đơn phức tạp kéo dài nhiều năm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, kinh tế xã hội của địa phương. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư tại phường Đại Nài” nhằm phản ánh phần nào tình hình thực tế cũng như đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư trên địa bàn phường nhằm gắn những vấn đề lý luận đã được nghiên cứu vào thực tiễn làm cơ sở lâu dài có tính chất định hướng cho công tác của bản thân cũng như đồng nghiệp trong thời gian tới.

docx 26 trang Lê Ngọc 21/12/2024 3341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư tại phường Đại Nài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư tại phường Đại Nài

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư tại phường Đại Nài
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và 
giải quyết đơn thư tại phường Đại Nài”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh nghiên cứu:
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, giám sát của HĐND, chỉ đạo thực hiện của UBND, phối hợp của UBMTTQ và các Đoàn thể phường, công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư của phường Đại Nài được thực hiện theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân: Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân; Thông tư 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân; Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn của cấp trên. Địa phương đã quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân. Theo đó, đã ban hành văn bản bố trí cán bộ, công chức trực tiếp công dân thường xuyên, ban hành lịch tiếp công dân định kỳ của đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND. Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư bước đầu đã có những kết quả tích cực, đã duy trì và tổ chức tốt công tác tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất theo quy định. Nhờ thực hiện tốt việc tiếp công dân và giải quyết đơn thư nên trong những năm gần đây, đơn thư khiếu nại, tố cáo có chiều hướng giảm, hiện nay chủ yếu các đơn thư kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến lĩnh vực đất đai và cấp giấy chứng nhận QSD đất, cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất có nguồn gốc trước năm 1980, thu hồi đền bù giải phóng mặt bằng các dự án, lĩnh vực môi trường đô thị, về khách quan lĩnh vực đất đai trên địa bàn phường Đại Nài nói riêng cũng như toàn thành phố Hà Tĩnh nói chung có nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý do lịch sử để lại, những năm qua UBND thành phố Hà Tĩnh, UBND phường Đại Nài đã tập trung nhiều giải pháp để giải quyết các vấn đề, vụ việc tồn đọng, đặc biệt là trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSD đất. Ngoài tiếp dân thường xuyên và định kỳ theo quy định, đồng chí Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND phường đã thực hiện tốt việc đối thoại trực tiếp với Nhân dân theo quy chế. Thông qua công tác tiếp công dân đã tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách pháp luật cho Nhân dân. Nhờ làm tốt công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương được đảm bảo, góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân giải quyết đơn thư vẫn còn có một số tồn tại:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền chưa được thường xuyên, tập trung cao. 
- Công tác phối hợp tham gia của UBMTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội địa phương trong việc tham gia tuyên truyền, phản biện đối với công tác tiếp công dân tại một số vụ việc giải quyết đơn thư chưa thật chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.
- Việc phân loại để xử lý đơn thư gặp khó khăn, do người gửi đơn tiêu đề không đúng với nội dung ghi trong đơn.
- Công dân khi có việc là đến trụ sở yêu cầu được giải quyết không thực hiện theo lịch quy định.
- Cơ sở vật chất còn thiếu nên phòng tiếp công dân phải bố trí chung với phòng họp.
- Có nhiều vụ việc phường đã giải quyết, thông qua tổ chức họp hòa giải vụ việc không thành (tranh chấp đất đai), UBND phường hướng dẫn thực hiện khởi kiện theo quy định của pháp luật nhưng công dân vẫn không nhất trí, yêu cầu tiếp tục được giải quyết tại địa phương nên dẫn đến vụ việc kéo dài.
- Tinh thần trách nhiệm, trình độ năng lực của một số cán bộ, công chức chuyên môn trong việc tham mưu giải quyết đơn thư thuộc lĩnh vực được giao còn có những hạn chế, tham mưu xữ lý chưa kịp thời, đúng quy trình, dẫn đến hiệu quả xữ lý đơn thư chưa cao.
II. Lý do chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư”:
Tiếp công dân là tạo điều kiện để Nhân dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Tổ chức tốt công tác tiếp công dân là biểu hiện cụ thể quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta. Thông qua công tác tiếp công dân, mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, Nhà nước càng gắn bó hơn, để Đảng và Nhà nước hiểu dân hơn và để cho Nhân dân hiểu rõ hơn về Đảng, Nhà nước, về phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức.
Thông qua việc tiếp công dân, các cơ quan Nhà nước nắm được tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ các nội dung không còn phù hợp. Đồng thời Đảng và Nhà nước nắm được tình hình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các địa phương, nắm được phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức. Qua đó để nâng cao, hoàn thiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý trong tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước. 
Giải quyết đơn thư (Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh) là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong nhiệm vụ quản lý nhà nước và điều hành xã hội. Do vậy thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân sẽ củng cố và tăng niềm tin của Nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đề ra, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, tất cả quyền lợi đều thuộc về Nhân dân. Việc quan tâm đến lợi ích của Nhân dân là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước.
Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách, văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện để giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nhanh, đúng pháp luật, bảo vệ và khôi phục kịp thời lợi ích hợp pháp cho Nhân dân, đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, tạo niềm tin của Nhân dân vào con đường đi lên xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn.
Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các Nghị định, Thông tư cụ thể, hướng dẫn Luật ngày càng hoàn thiện, nên việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt được những kết quả tốt. Việc xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo nhanh hơn, đúng người, đúng việc và đúng thẩm quyền xử lý hơn, được Nhân dân đồng tình ủng hộ. Song bên cạnh đó, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường có nhiều vấn đề phức tạp nên tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số địa phương có chiều hướng gia tăng, diễn ra không bình thường, giá cả bất động sản tăng mạnh, lịch sử quản lý đất đai trên địa bàn có nhiều vấn đề phức tạp nên tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở trên địa phương có chiều hướng gia tăng, diễn ra không bình thường. Có nhiều đơn phức tạp kéo dài nhiều năm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, kinh tế xã hội của địa phương. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư tại phường Đại Nài” nhằm phản ánh phần nào tình hình thực tế cũng như đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư trên địa bàn phường nhằm gắn những vấn đề lý luận đã được nghiên cứu vào thực tiễn làm cơ sở lâu dài có tính chất định hướng cho công tác của bản thân cũng như đồng nghiệp trong thời gian tới. 
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu chất lượng hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư của phường Đại Nài. Thời gian nghiên cứu khảo sát thực tế về công tác tiếp công dân giải quyết đơn thư từ năm 2021 đến nay và định hướng giải pháp đến năm 2025.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Tiếp công dân, giải quyết đơn thư là hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng, để đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của công dân, quyền con người, quyền công dân, củng cố mối quan hệ giữa công dân với Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp công dân giải quyết đơn thư, sẽ góp phần huy động sự tham gia rộng rãi của công dân vào hoạt động quản lý của nhà nước, quản lý xã hội, tạo động lực thúc đẩy hoàn thiện công tác quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng, qua việc tiếp công dân, phần nào người dân cũng nhìn nhận, đánh giá được trình độ năng lực, thái độ phẩm chất đạo đức của người cán bộ, công chức trực tiếp với mình, giải quyết đơn thư kịp thời, chính xác sẽ tạo được sự đồng tình trong cộng đồng, trong xã hội, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, cho cán bộ, nâng cao lòng tin của quần chúng xã hội vào các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hoạt động của bộ máy chính quyền. Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng, tranh thủ trí tuệ của Nhân dân, huy động được sự tham gia rộng rãi của Nhân dân vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội; đảm bảo việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, quyền giám sát của Nhân dân đối với cán bộ, công chức góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. 
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Để triển khai thực hiện tốt công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư, UBND phường phải thực hiện đồng bộ các nội dung sau:
1. Đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng pháp luật.
2. Bảo đảm nguyên tắc công bằng, khách quan, bình đẳng.
3. Đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích giữa Nhà nước và công dân.
Thực hiện tốt được những nguyên tắc trên sẽ làm cho hoạt động tiếp công dân, giải quyết đơn thư ngày càng có hiệu quả hơn, được dân tin, kính trọng sẽ giúp cán bộ, công chức tiếp công dân thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao. 
Thông qua công tác tiếp công dân tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thiện công tác quản lý nhà nước, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tổ chức, đơn vị có điều kiện kiểm tra, đánh giá lại cơ chế chính sách, công tác chỉ đạo điều hành của mình, từ đó có những điều chỉnh thích hợp, kịp thời. Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư sẽ hạn chế việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý.
1. Cơ sở lý luận:
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân do Luật Tiếp công dân quy định đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
2. Cơ sở pháp lý:
- Quy định số 11- QĐi/TW ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xữ lý những phản ánh, kiến nghị của công dân.
- Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;.
- Luật Khiếu nại số: 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;
- Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018;
- Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;
- Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
- Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
- Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
- Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình tiếp công dân;
- Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình xữ lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của công dân.
Chính quyền cơ sở là chủ thể duy nhất trong hệ thống chính trị các cấp có chức năng quản lý toàn diện, trực tiếp đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương, thông qua công tác điều hành chính quyền cơ sở trực tiếp giải quyết công việc cụ thể với dân, mà hiệu qủa giải quyết công việc với dân chính là thước đo năng lực cán bộ, công chức của địa phương đó, là cái quyết định, củng cố xây dựng niềm tin của dân với chính quyền, của dân với Đảng. Đồng thời, chính quyền cơ sở là nơi triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với Nhân dân. Theo đó trước hết cấp ủy, chính quyền cần nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động tiếp dân. Đây là biểu hiện cụ thể của quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta, góp phần phát huy bản chất “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” “tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân”, xây dựng một xã hội dân chủ, đổi mới theo phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thể chế hóa kịp thời, phù hợp với thực tiễn của địa phương, đem lại niềm tin cho Nhân dân, góp phần tích cực vào việc củng cố, xây dựng mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân ngày càng chặt chẽ. Đã thực hiện phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của bộ phận, cá nhân trong giải quyết các công việc có liên quan đến người dân. Việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện kịp thời, đúng quy định ngay từ cơ sở. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường đã thực hiện tốt việc đối thoại trực tiếp với Nhân dân theo quy chế. 
II. Thực trạng công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư tại phường Đại Nài.
1. Khái quát chung về địa phương:
Phường Đại Nài nằm ở phía nam thành phố Hà Tĩnh; Phía Bắc giáp phường Văn Yên, phường Nam Hà; Phía Nam giáp xã Thạch Bình; Phía Đông giáp xã Tượng Sơn; Phía Tây giáp xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà); Diện tích 426,2 ha; Dân số: 1.879 hộ với 6.350 người (cả tạm trú), được chia làm 08 tổ dân phố; Trong đó có 01 TDP (Tổ 10) là Công giáo toàn tòng; có 03 cơ sở tôn giáo: 01 chùa Phật giáo (chùa Cảm Sơn) và 02 nhà thờ họ Thiên chúa giáo (Yên Định và Núi Yên), có 262 hộ thiên chúa giáo với 1.028 giáo dân; có 48 cơ quan, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn.
Đảng bộ phường có 11 chi bộ trực thuộc với 427 đảng viên, gần 500 đảng viên sinh hoạt theo Quy định 213 của Bộ Chính trị, hệ thống chính trị, chính trị xã hội từ phường đến tổ dân phố được cũng cố và hoạt động có hiệu quả. Đời sống của Nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_t.docx