Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn phường Đại Nài
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, do sự khác biệt về lợi ích kinh tế, nhận thức, lối sống, tính cách… nên khó tránh khỏi những va chạm, xích mích, mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, trong họ tộc hoặc giữa các cá nhân với nhau trong cộng đồng dân cư. Những mâu thuẫn, tranh chấp này nếu không giải quyết kịp thời, thấu tình đạt lý ngay tại cơ sở là các cá nhân, hộ gia đình, hay hai ba hộ gia đình với nhau, cụm dân cư…thì từ mâu thuẫn nhỏ sẽ hình thành mâu thuẫn lớn, từ tranh chấp dân sự có thể trở thành vụ án hình sự, gây mất đoàn kết trong nội bộ Nhân dân và ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an toàn xã hội. Để các mâu thuẫn được giải quyết một cách hợp lý, hài hòa, cần phải có người đứng ra phân tích, hòa giải mâu thuẫn của các bên trên lập trường độc lập, khách quan, hợp tình, hợp lý, đúng với quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức của xã hội, nói cách khác, đó chính là mục đích và bản chất của hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở có bản chất nhân văn sâu sắc, trong đó, tinh thần đoàn kết cũng như lối sống trọng tình, trọng nghĩa là căn nguyên, là mảnh đất cho hòa giải ở cơ sở hình thành và phát triển bền vững. Việc thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, khi hòa giải, các hòa giải viên dựa vào những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán tốt đẹp để tác động tới tâm tư, tình cảm của các bên, khơi dậy trong họ những suy nghĩ, tình cảm tích cực; Vận dụng các quy định pháp luật để giải thích, hướng dẫn các bên, giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để tự lựa chọn, tự dàn xếp ổn thỏa với nhau mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật. Theo đó, thông qua hòa giải, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp, có sức thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa rộng, từ đó góp phần giữ gìn đoàn kết trong nội bộ Nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Thứ hai, hoạt động hòa giải ở cơ sở góp phần tích cực trong việc hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp, kéo dài. Mỗi vụ việc xảy ra ở cơ sở, nếu được hòa giải, giải quyết kịp thời sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của chính các bên tranh chấp, cũng như của các cơ quan nhà nước như chính quyền địa phương, tòa án.
Thứ ba, hoạt động hòa giải ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân. Bằng việc vận dụng những quy định của pháp luật để giải thích, phân tích, thuyết phục các bên tranh chấp, hòa giải viên đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, cảm hóa, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho các bên.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội, từ tình hình tổ chức và hoạt động hòa giải trong thời gian qua cho thấy việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn phường là hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn phường Đại Nài”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn phường Đại Nài

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn phường Đại Nài” A. PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU: Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp. Hòa giải ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Thông qua việc phát hiện và giải quyết kịp thời, tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong Nhân dân, hòa giải ở cơ sở giúp giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng; phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, giảm bớt tình trạng gửi đơn thư, khiếu kiện lên Tòa án nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân; đồng thời góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ và Nhân dân, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức thượng tôn pháp luật. Nhận thức rõ vị trí, vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác hòa giải ở cơ sở nên Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác này, luôn coi việc khuyến khích, tăng cường công tác hòa giải là một chủ trương nhất quán trong nguyên tắc quản lý xã hội. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định: “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”. Năm 2013, Quốc hội ban hành Luật Hòa giải ở cơ sở, sau đó Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp ban hành Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBMTTQVN ngày 18/11/2014 hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó công tác hòa giải ở cơ sở là một trong 05 tiêu chí thành phần để đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, chiếm 10 điểm trên tổng điểm đánh giá là 100. Các văn bản nói trên là cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng cho việc tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên và công tác hòa giải ở cơ sở. Đối với địa phương phường Đại Nài, trong những năm qua, Thường trực Đảng ủy, HĐND, Lãnh đạo UBND, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội phường đặc biệt quan tâm đến công tác hòa giải ở cơ sở và đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo thực hiện, bố trí đầu tư kinh phí ngân sách, huy động các nguồn lực khác đảm bảo thực hiện công tác này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hòa giải ở cơ sở còn đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục được chú trọng, có nhiều giải pháp, cách làm mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn phường. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn phường Đại Nài”. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, do sự khác biệt về lợi ích kinh tế, nhận thức, lối sống, tính cách nên khó tránh khỏi những va chạm, xích mích, mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, trong họ tộc hoặc giữa các cá nhân với nhau trong cộng đồng dân cư. Những mâu thuẫn, tranh chấp này nếu không giải quyết kịp thời, thấu tình đạt lý ngay tại cơ sở là các cá nhân, hộ gia đình, hay hai ba hộ gia đình với nhau, cụm dân cưthì từ mâu thuẫn nhỏ sẽ hình thành mâu thuẫn lớn, từ tranh chấp dân sự có thể trở thành vụ án hình sự, gây mất đoàn kết trong nội bộ Nhân dân và ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an toàn xã hội. Để các mâu thuẫn được giải quyết một cách hợp lý, hài hòa, cần phải có người đứng ra phân tích, hòa giải mâu thuẫn của các bên trên lập trường độc lập, khách quan, hợp tình, hợp lý, đúng với quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức của xã hội, nói cách khác, đó chính là mục đích và bản chất của hoạt động hòa giải ở cơ sở. Hoạt động hòa giải ở cơ sở có bản chất nhân văn sâu sắc, trong đó, tinh thần đoàn kết cũng như lối sống trọng tình, trọng nghĩa là căn nguyên, là mảnh đất cho hòa giải ở cơ sở hình thành và phát triển bền vững. Việc thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể như sau: Thứ nhất, khi hòa giải, các hòa giải viên dựa vào những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán tốt đẹp để tác động tới tâm tư, tình cảm của các bên, khơi dậy trong họ những suy nghĩ, tình cảm tích cực; Vận dụng các quy định pháp luật để giải thích, hướng dẫn các bên, giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để tự lựa chọn, tự dàn xếp ổn thỏa với nhau mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật. Theo đó, thông qua hòa giải, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp, có sức thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa rộng, từ đó góp phần giữ gìn đoàn kết trong nội bộ Nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Thứ hai, hoạt động hòa giải ở cơ sở góp phần tích cực trong việc hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp, kéo dài. Mỗi vụ việc xảy ra ở cơ sở, nếu được hòa giải, giải quyết kịp thời sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của chính các bên tranh chấp, cũng như của các cơ quan nhà nước như chính quyền địa phương, tòa án. Thứ ba, hoạt động hòa giải ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân. Bằng việc vận dụng những quy định của pháp luật để giải thích, phân tích, thuyết phục các bên tranh chấp, hòa giải viên đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, cảm hóa, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho các bên. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội, từ tình hình tổ chức và hoạt động hòa giải trong thời gian qua cho thấy việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn phường là hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn phường Đại Nài”. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1. Phạm vi mà đề tài đề cập đến là hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn phường Đại Nài. 2. Đề tài tập trung nêu ra những giải pháp để nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn phường trong thời gian tới. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Mục đích nghiên cứu của đề tài này như sau: 1. Phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở. 2. Nghiên cứu thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở để từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này. 3. Tăng cường mối quan hệ phối hợp chính quyền địa phương và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể chính trị xã hội phường trong công tác hòa giải ở cơ sở. V. ĐIỂM MỚI CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Trước đây, việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ hòa giải viên chỉ chủ yếu thông qua các lớp bồi dưỡng, Hội nghị tập huấn truyền thống với sự tham gia của một số hòa giải viên đại diện các tổ hòa giải ở Tổ dân phố hoặc thông qua việc in tài liệu tuyên truyền sau đó cấp phát miễn phí. Hạn chế của các hình thức này đó là tập trung được chỉ một số ít hòa giải viên, hình thức bồi dưỡng còn nhàm chán, chưa thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của các đối tượng tham gia, do đó chưa có hiệu quả rõ rệt đối với việc nâng cao chất lượng của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.... Với việc áp dụng các giải pháp, sáng kiến trong công tác hòa giải ở cơ sở, hiện nay công tác này đã có những điểm mới như sau: 1. Cùng với các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật truyền thống như mời báo cáo viên giảng bài trong các Hội nghị, lớp tập huấn, in tài liệu để cấp phát miễn phí. Hiện nay, đã áp dụng một số hình thức tuyên truyền pháp luật mới cho đội ngũ hòa giải viên, trong đó chú trọng việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này, cụ thể: đăng tải tài liệu trên Trang/Cổng thông tin điện tử, qua mạng xã hội facebook, zalo, sử dụng trình chiếu slide trong các buổi tập huấn, bồi dưỡng 2. Tổ chức một số diễn đàn cho các hòa giải viên gặp gỡ, trao đổi, học tập kinh nghiệm, như: tọa đàm, tổ chức hội thi dưới hình thức sân khấu hóa với sự tham gia của đông đảo hòa giải viên và Nhân dân. Các cuộc thi này được ghi hình, in đĩa để tiếp tục sử dụng phục vụ cho công tác tuyên truyền pháp luật về hòa giải ở cơ sở. 3. Xây dựng và thực hiện chương trình phối hợp về công tác hòa giải ở cơ sở giữa chính quyền địa phương và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể chính trị xã hội phường, khắc phục được tình trạng ở một số địa phương còn cho rằng quản lý về hòa giải ở cơ sở là nhiệm vụ của chính quyền địa phương. 4. Các giải pháp hoàn toàn có khả năng áp dụng trên địa bàn phường. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI. - Luật Hòa giải ở cơ sở ngày 20 tháng 6 năm 2013; - Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở; - Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; - Thông tư số 56/2023/TT-BTC ngày 18/8/2023 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở; - Nghị quyết số 166/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của HĐND tỉnh về quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật và công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Khoản 1, Điều 30 Luật Hòa giải ở cơ sở quy định: “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; vận động tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.” Như vậy theo quy định của Luật, Ủy ban nhân dân phường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở tại địa phương. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở và phối hợp với UBND phường trong kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Công tác quản lý nhà nước về hòa giải cơ sở ở địa phương. Thực hiện các nội dung của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013; Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở; và các văn bản liên quan, hằng năm UBND phường đã ban hành Kế hoạch công tác tư pháp trong đó bao gồm nội dung công tác hòa giải ở cơ sở với nhiều nội dung cụ thể như: hoàn thiện kế hoạch về hòa giải ở cơ sở, kiện toàn các tổ hòa giải, tổ chức tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên UBND phường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường chỉ đạo, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo thực hiện thống nhất và có hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn phường, UBND đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc, hướng dẫn cụ thể để các tổ hòa giải ở tổ dân phố triển khai thực hiện như: hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn báo cáo thống kê về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở Năm 2024, UBMTTQ phường, các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ hòa giải tại các tổ dân phố đã tham gia đầy đủ công tác tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở do UBND thành phố chức. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các hòa giải viên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, năm 2023, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi trên địa bàn tỉnh. Hội thi thực sự là sân chơi hữu ích đối với hòa giải viên, tạo nên hiệu ứng, sức lan tỏa sâu rộng. UBND phường cũng đã chú trọng thực hiện công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về hòa giải ở cơ sở, tháng 8 năm 2023, UBND phường phối hợp UBMTTQ phường tổ chức thành công hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hoà giải cơ sở và xây dựng Tổ hoà giải cơ sở mẫu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì trong quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn phường còn tồn tại một số hạn chế như: Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác hòa giải nên chưa thật sát sao trong chỉ đạo, triển khai, tạo điều kiện cho công tác hòa giải ở cơ sở, chưa phát huy tốt trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác hòa giải cơ sở tại địa phương. Đặc biệt tại phường, công chức Tư pháp - Hộ tịch phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nên chưa dành nhiều thời gian cho công tác hòa giải cơ sở, đội ngủ hòa giải viên tại các Tổ dân phố trình độ năng lực không đồng đều, kiến thức về pháp luật, kỹ năng về hòa giải còn có những hạn chế nhất định do không được đào tạo cơ bản và công tác tập huấn kỹ năng hòa giải củng chưa được nhiều. Việc phân định trách nhiệm và cơ chế phối hợp của Mặt trận tổ quốc phường, các tổ chức thành viên của Mặt trận với UBND phường chưa cụ thể dẫn đến tình trạng đôi lúc còn cho rằng công tác hòa giải ở cơ sở là công việc, trách nhiệm của chính quyền. Do vậy, dẫn đến sự phối hợp trong công tác hòa giải chưa được thực hiện một cách thường xuyên, chặt chẽ, thiếu sự chủ động dẫn đến hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở chưa cao. Kinh phí dành cho công tác hòa giải ở cơ sở còn rất hạn hẹp, địa phương chỉ bố trí chung trong kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật nên chủ yếu phục vụ hoạt động tập huấn lồng ghép với hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật chung, nội dung về hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cho hòa giải viên hay việc xây dựng, cung cấp tài liệu cần thiết nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên chưa thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, mặc dù tại Nghị quyết số 166/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đã quy định cụ thể mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Thông tư số 56/2023/TT-BTC ngày 18/8/2023 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở; nhưng do ngân sách địa phương có những khó khăn nên chưa bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động của các tổ hòa giải, hỗ trợ hòa giải viên trong các vụ việc hòa giải thành như quy định của Nghị quyết. Số lượng khen thưởng về công tác hòa giải ở địa phương còn ít, hình thức khen thưởng để tôn vinh các hòa giải viên thực sự có đóng góp cho c
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_h.docx