Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND xã Sơn Trung
Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập. Trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy,… thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc. Như vậy, có thể coi cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân.
Cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Sau khi đơn giản hóa được thủ tục hành chính sẽ cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính mà xã hội phải gánh chịu, chi phí tiết kiệm được sẽ tái phân bổ vào các hoạt động phục vụ việc đầu tư, tạo việc làm, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thiết nghĩ mỗi đơn vị Ủy ban nhân dân xã cần phải có một nhận thức đúng đắn về cải cách thủ tục hành chính, để có những giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ công chức và thúc đẩy nhanh chóng công cuộc cải cách thủ tục hành chính hiện nay, góp phần xây dựng phát triển toàn diện chính quyền trong sạch vững mạnh, bền vững nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhân dân.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông là giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên thực tế là cách thức cơ quan nhà nước giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức và là một biện pháp quan trọng để cải cách thủ tục hành chính.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Sơn Trung được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ (hiện nay đã được thay thế bằng Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Qua thời gian triển khai thực hiện, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã đã góp phần đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính; giải quyết nhanh gọn, thuận tiện, rõ ràng, đúng pháp luật về các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách hành chính trong thời gian tới thì hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Sơn Trung vẫn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục.
Để khắc phục tình trạng trên, cần thiết phải đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND xã. Là công Tư Pháp- Hộ tịch thường xuyên trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa UBND xã Sơn Trung, bản thân tôi nhận thấy việc nghiên cứu về cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là rất cần thiết. Chính vì lý do đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND xã Sơn Trung” để làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm. Đây cũng chính là những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND xã Sơn Trung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UBND XÃ SƠN TRUNG Họ và tên: Võ Thị Thìn Năm sinh: 1988 Chức vụ: Công chức Tư pháp - Hộ tịch Đơn vị công tác: UBND xã Sơn Trung Năm 2021 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UBND XÃ SƠN TRUNG Họ và tên: Võ Thị Thìn Năm sinh: 1988 Chức vụ: Công chức Tư pháp - Hộ tịch Đơn vị công tác: UBND xã Sơn Trung Năm 2021 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của vấn đề nghiên cứu Trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện nay công cuộc cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiêp lấy nhân dân làm gốc. Đảng và Nhà nước ta thường xuyên đưa ra đường lối chỉ đạo và ban hành các chính sách trong lĩnh vực cải cách hành chính. Công tác cải cách hành chính không phải chỉ là nhiệm vụ của riêng một cấp chính quyền, một lĩnh vực nào mà nó là nhiệm vụ chung và có thể nói là hàng đầu của toàn thể bộ máy chính trị, các cấp chính quyền và nhân dân. Trong hệ thống chính quyền các cấp, chính quyền cơ sở xã có vai trò, vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước vào thực tiễn đời sống xã hội, là nơi trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khai thác tiềm năng tại chỗ ở địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, tạo điều kiện cho nhân dân địa phương xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, cải cách hành chính đối với chính quyền cấp xã là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng. Việc triển khai thực hiện phải đồng bộ trên tất cả các nhiệm vụ từ cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính. II. Lý do chọn đề tài Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập. Trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy, thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc. Như vậy, có thể coi cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân. Cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Sau khi đơn giản hóa được thủ tục hành chính sẽ cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính mà xã hội phải gánh chịu, chi phí tiết kiệm được sẽ tái phân bổ vào các hoạt động phục vụ việc đầu tư, tạo việc làm, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thiết nghĩ mỗi đơn vị Ủy ban nhân dân xã cần phải có một nhận thức đúng đắn về cải cách thủ tục hành chính, để có những giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ công chức và thúc đẩy nhanh chóng công cuộc cải cách thủ tục hành chính hiện nay, góp phần xây dựng phát triển toàn diện chính quyền trong sạch vững mạnh, bền vững nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhân dân. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông là giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên thực tế là cách thức cơ quan nhà nước giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức và là một biện pháp quan trọng để cải cách thủ tục hành chính. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Sơn Trung được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ (hiện nay đã được thay thế bằng Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Qua thời gian triển khai thực hiện, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã đã góp phần đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính; giải quyết nhanh gọn, thuận tiện, rõ ràng, đúng pháp luật về các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách hành chính trong thời gian tới thì hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Sơn Trung vẫn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Để khắc phục tình trạng trên, cần thiết phải đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND xã. Là công Tư Pháp- Hộ tịch thường xuyên trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa UBND xã Sơn Trung, bản thân tôi nhận thấy việc nghiên cứu về cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là rất cần thiết. Chính vì lý do đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND xã Sơn Trung” để làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm. Đây cũng chính là những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương. Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tổ chức lại bộ phận một cửa làm việc khoa học hơn, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thân thiện với nhân dân. Sáng kiến kinh nghiệm này tập trung vào vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND xã, đề xuất một số giải pháp trong thời gian từ nay đến năm 2030. Do thời gian, khả năng nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm bản thân chưa nhiều, bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ phía Hội đồng Khoa học, sáng kiến huyện để tiếp tục phát huy cho những năm tiếp theo. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, sáng kiến kinh nghiệm chia làm 04 phần: 1. Cơ sở viết sáng kiến 2. Thực trạng công tác cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND xã Sơn Trung. 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND xã Sơn Trung trong giai đoạn hiện nay. 4. Hiệu quả của sáng kiến CHƯƠNG I: CƠ SỞ VIẾT SÁNG KIẾN I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Các khái niệm 1.1. Cải cách hành chính Cải cách hành chính được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Như vậy, cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. 1.2. Cơ chế một cửa Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa. Việc thực hiện cơ chế một cửa nhằm đạt được bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân; giảm phiền hà cho tổ chức, công dân; chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Việc thực hiện mô hình một cửa để tập trung làm đầu mối giải quyết thủ tục hành chính về một đầu mối thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thực hiện 3 công khai: - Công khai các giai đoạn của từng thủ tục hành chính; - Công khai thời gian và quy trình giải quyết đối với từng loại hồ sơ. - Công khai lệ phí giải quyết hồ sơ. 1.3. Cơ chế một cửa liên thông Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa. Hiện nay, các cơ quan hành chính thực hiện liên thông theo hai chiều: Liên thông theo chiều dọc: là liên thông giữa các cấp hành chính trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân trên các lĩnh vực. Liên thông theo chiều ngang: là sự phối hợp giữa các cơ quan/ bộ phận chuyên môn cùng cấp trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân. Lợi ích của việc thực hiện liên thông nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, đảm bảo tính thông suốt và giải quyết nhanh thủ tục hành chính cho nhân dân. 1.4. Bộ phận Một cửa Bộ phận Một cửa là tên gọi chung của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Đối với trường hợp thủ tục hành chính liên quan đến nhiều cơ quan có thẩm quyền thì sử dụng cơ chế một cửa liên thông. Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa. 2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền. Việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thống nhất. Giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. Quá trình giải quyết thủ tục hành chính được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân. Không làm phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. 3. Vai trò, ý nghĩa của cơ chế một cửa, một cửa liên thông Hiệu quả của việc giải quyết hồ sơ theo cơ chế này đã làm cho nền hành chính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp hơn; mang lại sự thuận tiện cho người dân. Cụ thể là: Thứ nhất, việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đã góp phần nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu quả bằng việc xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan các cấp và của từng cán bộ, công chức. Đồng thời, đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan hành chính thông qua việc xác định rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan/ bộ phận có liên quan trong giải quyết thủ tục hành chính, tránh tình trạng chồng chéo, giúp các cơ quan có điều kiện tập trung, chủ động giải quyết công việc thuộc thẩm quyền chuyên môn nghiệp vụ, mặt khác ngăn chặn tình trạng sách nhiễu nhân dân như trước đây. Thứ hai, đối với đội ngũ cán bộ, công chức: thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ công chức; kỹ năng nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thứ ba, tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ quan hành chính nhà nước. Sự đổi mới hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức và kết quả giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả đã lại sự hài lòng cho nhân dân khi giải quyết công việc. Việc công khai mọi thủ tục hành chính, thời gian, quy trình giải quyết, thành phần hồ sơ và các loại phí, lệ phí đã hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có thể phát huy tính dân chủ, tham gia vào hoạt động giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nói chung và cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ nói riêng. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Cơ sở chính trị Nghị quyết Trung ương 7 khoá VIII đề ra chủ trương tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị gắn liền với CCHC theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, với việc kiên quyết sắp xếp một bước bộ máy các tổ chức trong hệ thống chính trị, thực hiện tinh giản biên chế, cải cách chính sách tiền lương. Đại hội IX của Đảng (2001) bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong CCHC như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp,
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cai_cach_t.docx