Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát Chuyên đề của HĐND xã

Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND, nhất là hoạt động giám sát chuyên đề có ý nghĩa quan trọng, thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Mục đích của giám sát nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Để hoạt động giám sát chuyên đề có hiệu quả, việc lựa chọn nội dung giám sát phải phù hợp với thực tiễn và toàn diện trên các lĩnh vực là một bước rất quan trọng trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động giám sát. Giám sát chuyên đề giúp cho các đơn vị chịu sự giám sát thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, qua đó góp phần giải quyết những vấn đề bất cập, bức xúc được cử tri quan tâm; đồng thời tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và những chủ trương của xã đã được HĐND xã ban hành.

Hiểu được chức năng, tầm quan trọng của hoạt động giám sát chuyên đề trong những năm qua Thường trực HĐND xã Sơn Hàm luôn chú trọng hoạt động giám sát chuyên đề để hoạt động giám sát đảm bảo theo hướng chuyên sâu, toàn diện, hiệu quả, HĐND xã Sơn Hàm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc giám sát chuyên đề, tập trung vào những vấn đề cử tri quan tâm. Qua đó, phát huy hiệu quả việc huy động, sử dụng các nguồn lực, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, để hoạt động giám sát chuyên đề thực sự phát huy được hiệu quả, tránh hình thức thì cần phải nâng cao chất lượng giám sát,vì vậy “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND xãcần được quan tâm để hoạt động của HĐND xã ngày càng có chiều sâu và hiệu quả hơn.

docx 17 trang Lê Ngọc 21/12/2024 4442
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát Chuyên đề của HĐND xã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát Chuyên đề của HĐND xã

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát Chuyên đề của HĐND xã
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND xã Sơn Hàm
PHẦN MỞ ĐẦU
Bối cảnh của đề tài 
Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND, nhất là hoạt động giám sát chuyên đề có ý nghĩa quan trọng, thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Mục đích của giám sát nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Để hoạt động giám sát chuyên đề có hiệu quả, việc lựa chọn nội dung giám sát phải phù hợp với thực tiễn và toàn diện trên các lĩnh vực là một bước rất quan trọng trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động giám sát. Giám sát chuyên đề giúp cho các đơn vị chịu sự giám sát thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, qua đó góp phần giải quyết những vấn đề bất cập, bức xúc được cử tri quan tâm; đồng thời tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và những chủ trương của xã đã được HĐND xã ban hành.
Hiểu được chức năng, tầm quan trọng của hoạt động giám sát chuyên đề trong những năm qua Thường trực HĐND xã Sơn Hàm luôn chú trọng hoạt động giám sát chuyên đề để hoạt động giám sát đảm bảo theo hướng chuyên sâu, toàn diện, hiệu quả, HĐND xã Sơn Hàm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc giám sát chuyên đề, tập trung vào những vấn đề cử tri quan tâm. Qua đó, phát huy hiệu quả việc huy động, sử dụng các nguồn lực, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, để hoạt động giám sát chuyên đề thực sự phát huy được hiệu quả, tránh hình thức thì cần phải nâng cao chất lượng giám sát,vì vậy “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND xã” cần được quan tâm để hoạt động của HĐND xã ngày càng có chiều sâu và hiệu quả hơn.
II. Lý do chọn đề tài.
Giám sát là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, của Thường trực, các ban và đại biểu HĐND được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông qua hoạt động giám sát nhằm đôn đốc, kiểm tra, bảo đảm thực thi có hiệu quả chính sách, pháp luật và các nghị quyết của HĐND các cấp đề ra.
Thời gian qua, HĐND xã Sơn Hàm nói riêng, HĐND các xã, Thị trấn nói chung trên địa bàn huyện Hương Sơn thực hiện chức năng giám sát cơ bản đầy đủ theo quy trình luật định, qua giám sát phản ánh đúng thực trạng tình hình, chỉ ra những việc làm được, chưa được, kiến nghị các giải pháp để tiếp tục chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện có hiệu quả hơn về nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện, chấp hành chính sách, pháp luật ở địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả và tác dụng giám sát chuyên đề của HĐND cấp xã, Thị trấn vẫn còn có những hạn chế nhất định, việc lựa chọn nội dung giám sát từng lúc chưa đúng trọng tâm, trọng điểm; các báo cáo kết quả giám sát các chuyên đề chưa đảm bảo chất lượng, những đánh giá, nhận định, các kiến nghị, đề xuất đối với đơn vị giám sát còn chung chung, nên đôi lúc, đôi nơi giám sát chưa mang lại kết quả rõ nét
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của hoạt động giám sát chuyên đề cũng như những hạn chế của hoạt động giám sát chuyên đề hiện nay Chính những lý do đó tôi đã chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là: Giải pháp Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn xã.
III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng tới nghiên cứu đề xuất các kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND xã
Để đạt được mục đích đó đề tài hướng tới thực hiện 3 nhiệm 
vụ nghiên cứu:
Thứ nhất: Hệ thống hoá kiến thức lý luận, những quy định chung về hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND xã.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND xã Sơn Hàm.
Thứ ba: Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng giám sát chuyên đề của HĐND xã Sơn Hàm.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận, thực tiễn hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND xã.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian được giới hạn ở địa bàn xã Sơn Hàm; về mặt thời gian được giới hạn từ đầu năm 2022 đến nay.
IV. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tăng cường trách nhiệm, hiệu quả công tác giám sát chuyên đề của HĐND thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND, Thường trực HĐND và của người đại biểu HĐND thông qua công tác hoạt động giám sát chuyên đề để thấy rằng việc triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương đã được kịp thời đến với nhân dân hay chưa. Các chế độ chính sách đã đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng,Pháp lệnh Dân chủ được triển khai sâu rộng quyền làm chủ của nhân dân, từ đó nhân dân tích cực tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh.Việc triển khai các chương trình về phát triển kinh tế xã hội của địa phương; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước, những vấn đề bức xúc mà cử tri và nhân dân quan tâm... Việc đánh giá thực trạng công tác giám sát chuyên đề của HĐND xã trong thời gian áp dụng vừa qua vừa nêu ra những kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND xã trong thời gian tới.
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Từ thực tiễn hoạt động của HĐND xã Sơn Hàm, nhiệm kỳ 2021-2026 tiếp tục được đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động bằng nhiều giải pháp, trong đó lựa chọn giám sát các chuyên đề phát sinh từ thực tiễn liên quan đến đời sống dân sinh và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã nhà để tổ chức giám sát. Qua đó khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của HĐND và đại biểu HĐND xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, hoạt động phụng vụ sự phát triển chung của quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó, hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND xã Sơn Hàm còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Giám sát 1 số chuyên đề có lúc còn mang tính hình thức; Việc đôn đốc, theo dõi thực hiện kết luận sau giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND xã trên 1 số lĩnh vực chưa được thường xuyên; việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế; một số đại biểu HĐND chưa làm tròn trách nhiệm của người đại biểu dân cử trong lĩnh vực giám sát, chưa dành thời gian cần thiết cho hoạt động của HĐND.
 Từ thực tế hoạt động thời gian qua, để phát huy hiệu quả vai trò của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND xã trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương thì nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
B. PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
 1. Khái niệm HĐND, giám sát, giám sát chuyên đề của HĐND
Theo Điều 6: Luật tổ chức chính quyền địa phương định nghĩa: Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên 
Theo Điều 87 Luật tổ chức chính quyền địa phương: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được quy định: Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và trên cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây: Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; Xem xét văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát.
Theo Điều 2 của Luật hoạt động Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015 giải thích từ ngữ: Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Giám sát chuyên đề: Chuyên đề: Theo Từ điển Tiếng Việt, “chuyên đề” có nghĩa là “ vấn đề chuyên môn có giới hạn được nghiên cứu riêng”.
Giám sát chuyên đề: Được hiểu là giám sát về một vấn đề, chuyên sâu một chuyên môn nào đó. Giám sát chuyên đề là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá vấn đề hoặc hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
Theo Điều 57 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, giám sát chuyên đề là một trong 5 hoạt động giám sát của HĐND.
2. Nguyên tắc, mục đích, các bước giám sát chuyên đề
Về Nguyên tắc giám sát gồm:Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; Đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả; Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Về mục đích giám sát: Đánh giá việc thi hành Hiến pháp, pháp luật nhà nước, nghị quyết của HĐND ở đơn vị chịu sự giám sát; Làm cơ sở để thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết, tham mưu ban hành những quyết sách khả thi, giải quyết bức xúc trong nhân dân, thể hiện trách nhiệm của người đại biểu dân cử; Góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của đơn vị chịu sự giám sát.
Giám sát chuyên đề của HĐND: Điều 62 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 qui định việc HĐND thực hiện hoạt động giám sát chuyên đề. Căn cứ chương trình giám sát, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Đoàn giám sát do Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm Ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân, đại diện Ban của Hội đồng nhân dân và một số đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia Đoàn giám sát.
Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo;
- Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;
- Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
- Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàn giám sát xét thấy cần thiết;
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Khi kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát để Hội đồng nhân dân xem xét tại kỳ họp gần nhất.
Trước khi báo cáo Hội đồng nhân dân, Đoàn giám sát báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân về kết quả giám sát.
Hội đồng nhân dân xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự sau đây:
- Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát;
- Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo, giải trình;
- Hội đồng nhân dân thảo luận.
Trong quá trình thảo luận, đại diện Đoàn giám sát có thể trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan;
- Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về vấn đề được giám sát. Nội dung nghị quyết giám sát chuyên đề theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật này.
Nghị quyết giám sát được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Đặc điểm tình hình
Sơn Hàm là xã miền núi, nằm ở phía Đông Nam của huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, vị trí địa lý. Phía Bắc giáp thị trấn Phố Châu; Phía Đông giáp xã Sơn Phú; Phía Nam giáp xã Sơn Trường và xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang; Phía Tây giáp xã Sơn Tây và Quang Diệm, thu nhập chính của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và vườn đồi. Tuy nhiên trong thời gian qua nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cấp Đảng, Chính quyền địa phương, nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của người dân nên mọi hoạt động tại địa phương luôn được thực hiện sôi nổi, mang lại hiệu quả cao, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên rõ rệt, các tệ nạn xã hội giảm đáng kể, cuộc sống của người dân được cải thiện, góp phần ổn định Kinh tế - An ninh - Trật tự- Xã hội trên địa bàn.
Tổ chức của Hội đồng nhân dân xã Sơn Hàm: Nhiệm kỳ 2021-2026 Về số lượng xã được bầu 21 đại biểu, bầu đủ 21 đại biểu. Cơ cấu người trúng cử đại biểu HĐND xã như sau: Nam 16 người chiếm 76,19%; Nữ 5 người chiếm 23,8%; Đảng viên: 19 người chiếm 90,47%; quần chúng 2 người chiếm 9,52%; Tái cử: 12 chiếm 57,14%. Thành phần người trúng cử đại biểu HĐND xã: Đảng 02 người chiếm 8%; chuyên trách HĐND 01 người chiếm 0,47%; chính quyền 04 người chiếm 19,04%; UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội 05 người chiếm 23,80%; sự nghiệp 01 người chiếm 0,47%, thôn 08 người chiếm 38,09% . 
Trình độ của đại biểu trúng cử: 
Chuyên môn: ĐH: 12 người chiếm 57,14%; Trung cấp: 01 người chiếm 4,76%; 
Chính trị: Cao cấp: 02 người chiếm 9,52%; Trung cấp: 11 người chiếm 52,38%; Sơ cấp : 2 người 9,52%; THPT: 18 người chiếm 85,71%; THCS: 3 người chiếm 24,39%.
Về số lượng đại biểu chuyên trách: Thường trực Hội đồng nhâ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_don.docx