Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc thanh tra hành chính trên địa bàn Thị xã Đức Phổ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010: "Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao ". Mục đích của hoạt động thanh tra hành chính nhằm kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, phát huy, nhân rộng những mặt tích cực trong việc quản lý nhà nước; đồng thời, phát hiện kịp thời, uốn nắn, chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại và xử lý những sai phạm (nếu có), kiến nghị khắc phục những sơ hở, yếu kém và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhằm nâng cao trách nhiệm các cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành pháp luật, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới”, cán bộ thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai có sáng suốt thì người mới sáng suốt”; đối với những người là lãnh đạo quản lý cấp dưới thì thanh tra chính là người bạn giúp họ thấy được những việc mình làm đúng, làm tốt để tiếp tục phát huy, những việc làm sai, làm thiếu trách nhiệm để khắc phục, sửa chữa nâng cao năng lực và trách nhiệm của mình. Vai trò của công tác thanh tra không chỉ là phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật mà quan trọng hơn, thanh tra đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Thực hiện tốt hoạt động thanh tra sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của các đối tượng thanh tra; nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ cho thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra hành chính tại UBND thị xã.

Cùng với sự phát triển của xã hội, các vấn đề kinh tế - xã hội ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước; xác định thanh tra là một trong những biện pháp hữu hiệu để tăng cường công tác quản lý nhà nước, do đó, vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, trong đó, các cuộc thanh tra chính là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra.

Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn thị xã, tôi xin trao đổi sáng kiến kinh nghiệm của bản thân: “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc thanh tra hành chính trên địa bàn thị xã Đức Phổ”.

docx 10 trang Lê Ngọc 26/01/2025 2510
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc thanh tra hành chính trên địa bàn Thị xã Đức Phổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc thanh tra hành chính trên địa bàn Thị xã Đức Phổ

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc thanh tra hành chính trên địa bàn Thị xã Đức Phổ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN (GIÁI PHÁP CÔNG TÁC)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CUỘC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐỨC PHỔ
Họ và tên: NGUYỄN THỊ BÍCH LY
Sinh ngày: 06/10/1992
Chức vụ: Thanh tra viên 
Đơn vị công tác: Thanh tra thị xã Đức Phổ
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010: "Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao ". Mục đích của hoạt động thanh tra hành chính nhằm kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, phát huy, nhân rộng những mặt tích cực trong việc quản lý nhà nước; đồng thời, phát hiện kịp thời, uốn nắn, chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại và xử lý những sai phạm (nếu có), kiến nghị khắc phục những sơ hở, yếu kém và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhằm nâng cao trách nhiệm các cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành pháp luật, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới”, cán bộ thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai có sáng suốt thì người mới sáng suốt”; đối với những người là lãnh đạo quản lý cấp dưới thì thanh tra chính là người bạn giúp họ thấy được những việc mình làm đúng, làm tốt để tiếp tục phát huy, những việc làm sai, làm thiếu trách nhiệm để khắc phục, sửa chữa nâng cao năng lực và trách nhiệm của mình. Vai trò của công tác thanh tra không chỉ là phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật mà quan trọng hơn, thanh tra đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Thực hiện tốt hoạt động thanh tra sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của các đối tượng thanh tra; nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ cho thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra hành chính tại UBND thị xã.
Cùng với sự phát triển của xã hội, các vấn đề kinh tế - xã hội ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước; xác định thanh tra là một trong những biện pháp hữu hiệu để tăng cường công tác quản lý nhà nước, do đó, vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, trong đó, các cuộc thanh tra chính là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra.
Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn thị xã, tôi xin trao đổi sáng kiến kinh nghiệm của bản thân: “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc thanh tra hành chính trên địa bàn thị xã Đức Phổ”.
2. Điểm mới của sáng kiến
Trong hoạt động thanh tra hành chính, sáng kiến của bản thân có những điểm mới sau:
Một là, chủ động khảo sát, nắm tình hình thực tế của địa phương, kiểm tra tính xác thực của các thông tin liên quan đến các vấn đề dư luận xã hội quan tâm và hướng dẫn của thanh tra cấp trên để chủ động xây dựng, phê duyệt và ban hành kế hoạch thanh tra đúng định hướng của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Hai là, thực hiện tốt khâu chuẩn bị, nắm thông tin về nội dung thanh tra thông qua nhiều kênh khác nhau,từ đó, xác định trọng tâm, trọng điểm để xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra chi tiết phù hợp với tình hình thực tế và nguồn lực của Đoàn thanh tra.
Ba là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra: tăng cường trao đổi thông tin, tài liệu qua hệ thống quản lý văn bản ioffice; khai thác thông tin từ các phần mềm báo cáo của các cơ quan, đơn vị.
Bốn là, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các đơn vị chức năng trong hoạt động thanh tra hành chính. 
Năm là, chú trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Về đánh giá thực trạng vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết
1.1. Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra giai đoạn 2019 - 2020
Hàng năm, UBND thị xã đều phê duyệt và ban hành Kế hoạch thanh tra kịp thời, phù hợp với chương trình, định hướng của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh. Giai đoạn 2019-2020, UBND thị xã đã ban hành quyết định phê duyệt 04 cuộc thanh tra/09 đối tượng thanh tra theo kế hoạch. Tuy nhiên, kết quả trong giai đoạn 2019 – 2020, UBND thị xã Đức Phổ chỉ tiến hành 01 cuộc thanh tra/02 đối tượng thanh tra theo kế hoạch đã phê duyệt. 
1.2. Đánh giá
- Kế hoạch thanh tra hàng năm đã được UBND thị xã Đức Phổ xây dựng, phê duyệt đảm bảo thời gian quy định, đúng định hướng của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh. Tuy nhiên, việc khảo sát, nắm tình hình thực tế của địa phương chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm chưa phù hợp với tình hình thực tế địa phương giai đoạn 2019 - 2020; bên cạnh đó, đơn thư trên địa bàn thị xã phát sinh nhiều, phải tập trung giải quyết đơn thư, nên ảnh hưởng đến kết quả thanh tra.
- Do triển khai số cuộc thanh tra trong kỳ còn hạn chế, dẫn đến việc kiến nghị phát huy những nhân tố tích cực và phát hiện, xử lý sai phạm chưa nhiều; việc triển khai các cuộc thanh tra còn chậm, chủ yếu ở khâu kiểm tra, xác minh hồ sơ khi tiến hành thanh tra. Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra còn hạn chế, nắm thông tin về nội dung thanh tra chưa đầy đủ, khảo sát xây dựng đề cương chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến đề cương, kế hoạch thanh tra chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm, vì vậy khi tiến hành thanh tra gặp nhiều khó khăn trong khâu kiểm tra, xác minh, kết luận; báo cáo kết quả thanh, ban hành Kết luận thanh tra còn chậm.
2. Nội dung, biện pháp, khả năng ứng dụng, triển khai giải pháp công tác
Việc tổ chức thực hiện cuộc thanh tra hành chính được thực hiện từ giai đoạn xây dựng, phê duyệt và ban hành Kế hoạch thanh tra hàng năm; trên cơ sở kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, UBND thị xã triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch. Để thực hiện các cuộc thanh tra hành chính hiệu quả, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác quản lý nhà nước về thanh tra, tôi đề xuất một số giải pháp sau:
Một là, chủ động khảo sát, nắm tình hình thực tế của địa phương, kiểm tra tính xác thực của các thông tin liên quan đến các vấn đề dư luận xã hội quan tâm để chủ động xây dựng, phê duyệt và ban hành kế hoạch thanh tra đúng định hướng của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Hai là, thực hiện tốt khâu chuẩn bị, nắm thông tin về nội dung thanh tra thông qua nhiều kênh khác nhau: từ đối tượng thanh tra, các cơ quan, tố chức, đơn vị có liên quan thuộc phạm vi thẩm quyền thanh tra, báo cáo định kỳtừ đó, xác định trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề nổi cộm cần được chú trọng, xác minh làm rõ để xây dựng đề cương, kế hoạch tiến hành thanh tra chi tiết, xác định rõ đối tượng, thời kỳ và thời hạn thanh tra phù hợp tình hình thực tế và nguồn lực của Đoàn thanh tra.
Ba là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra: tăng cường trao đổi thông tin, tài liệu qua hệ thống quản lý văn bản ioffice; khai thác thông tin từ các phần mềm báo cáo của các cơ quan, đơn vị để nhanh chóng nắm bắt được các thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng thanh tra, nâng cao hiệu quả, chất lượng các cuộc thanh tra, rút ngắn thời gian thanh tra trực tiếp tại đơn vị, từ đó tiết kiệm được thời gian, kinh phí của Đoàn thanh tra, đồng thời giảm bớt phiền hà cho các tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Bốn là, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các đơn vị chức năng trong hoạt động thanh tra hành chính. 
Công tác thanh tra hành chính có liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, do đó có phạm vi, đối tượng điều chỉnh rất rộng. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra hành chính, đòi hỏi phải phát huy có hiệu quả quan hệ phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thanh tra và quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan, đơn vị chức năng phù hợp với yêu cầu của từng cuộc thanh tra cụ thể. Trong đó cần chú ý lựa chọn, trưng dụng những cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn để phối hợp tham gia đoàn thanh tra.
Năm là, chú trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra (một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng, hiệu quả của cuộc thanh tra).
Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và Thủ trưởng cơ quan thanh tra trong công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. 
Thường xuyên theo dõi, có văn bản đôn đốc, yêu cầu đối tượng thanh tra, các đối tượng có liên quan nghiêm túc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, có biện pháp xử lý phù hợp khi đối tượng không nghiêm túc chấp hành.
3. Những kết quả đạt được
Từ tháng 7 năm 2021 đến nay, trên cơ sở các sáng kiến, giải pháp đã đưa ra, Thanh tra thị xã đã tham mưu Chủ tịch UBND thị xã triển khai thực hiện hoàn thành kế hoạch thanh tra năm 2021, 2022 của UBND thị xã.
Trước khi tham mưu Chủ tịch UBND thị xã ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thanh tra hàng năm, trên cơ sở định hướng của Thanh tra tỉnh, Thanh tra thị xã đã chủ động khảo sát, nắm tình hình thực tế của địa phương để tham mưu UBND thị xã xây dựng, phê duyệt và ban hành kế hoạch thanh tra đúng định hướng của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Sau khi kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, nhằm thực hiện tốt các cuộc thanh tra, Thanh tra thị xã đã chủ động nắm thông tin về nội dung thanh tra thông qua đối tượng thanh tra và các cơ quan khác có liên quan, đề nghị cung cấp các hồ sơ, tài liệu phục vụ việc chuẩn bị thanh tra, từ đó xác định những nội dung quan trọng, tập trung xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, sát với tình hình thực tế cần làm việc với đối tượng thanh tra và đảm bảo phù hợp với nguồn lực của Đoàn thanh tra. 
Việc thành lập đoàn thanh tra: Đoàn thanh tra được thành lập gồm công chức Thanh tra thị xã và trưng dụng các công chức chuyên môn ở các cơ quan, đơn vị khác phẩm có chất chính trị, đạo đức, chuyên môn phù hợp để phối hợp tham gia đoàn, cụ thể: Đoàn thanh tra trách nhiệm về công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và thực hiện pháp luật về đất đai gồm: Thanh tra thị xã, Ban Tiếp công dân thị xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường; Đoàn thanh tra việc thực hiện tài chính ngân sách tại các trường gồm: Thanh tra thị xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo; Đoàn thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản tại UBND các xã, phường: Thanh tra thị xã, Phòng Quản lý đô thị,; trước khi tiến hành thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn thanh tra, hướng dẫn thêm về nghiệp vụ tiến hành thanh tra cho thành viên đoàn (nhất là những công chức được trưng dụng từ các cơ quan khác để tham gia Đoàn thanh tra) nhằm đảm bảo cuộc thanh tra được tiến hành đúng quy định, có chất lượng.
Trong quá trình tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi thông tin, tài liệu giữa thành viên đoàn thanh tra và giữa đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra, các đối tượng liên quan qua việc sử dụng phần mềm quản lý điều hành văn bản ioffice, đối tượng thanh tra, các đối tượng liên quan scan và cung cấp thông tin tài liệu cho Đoàn thanh tra (sau đó mới thực hiện cung cấp tài liệu bản giấy có đóng dấu của đơn vị); thông qua các phần mềm báo cáo (phần mềm báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính, phần mềm bộ phận một cửa,mà đối tượng thanh tra, đơn vị có liên quan báo cáo cấp thẩm quyền), Đoàn thanh tra khai thác những thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung cuộc thanh tra; việc làm này tạo điều kiện cho Đoàn thanh tra nhanh chóng tiếp cận được hồ sơ, tài liệu, rút ngắn thời gian thanh tra trực tiếp tại đơn vị, từ đó tiết kiệm được thời gian, kinh phí của đoàn, đồng thời giảm bớt phiền hà cho đối tượng thanh tra; sau khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, trường hợp cần thiết phải làm việc với đối tượng thanh tra để làm rõ thì Đoàn thanh tra mới làm việc để yêu cầu cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ và giải trình các nội dung có liên quan. 
Kết quả trong giai đoạn từ tháng 7/2021 - 2022, Chủ tịch UBND thị xã ban hành 06 kết luận thanh tra, qua thanh tra đã phát huy những mặt tích cực của đối tượng thanh tra, đồng thời cũng phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và kiến nghị xử lý đối với các sai phạm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan, đưa ra các giải pháp khắc phục. Sau khi ban hành kết luận thanh tra, UBND thị xã giao Thanh tra thị xã theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị về thanh tra, cụ thể:
- Năm 2021, Thanh tra thị xã đã tham mưu Chủ tịch UBND thị xã thành lập các Đoàn thanh tra và triển khai hoàn thành kế hoạch thanh tra năm 2021, tiến hành 03 cuộc/05 đối tượng thanh tra, kết quả: ban hành 03 Kết luận thanh tra: Kết luận thanh tra số 148/KL-UBND ngày 31/12/2021 về thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong việc quản lý tài chính ngân sách tại các trường Trường Tiểu học Phổ Cường và Trường Tiểu học Phổ Ninh; Kết luận thanh tra số 01/KL-UBND ngày 14/01/2022 về thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại phường Phổ Minh; Kết luận thanh tra số 02/KL-UBND ngày 27/01/2022 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản của UBND xã Phổ Thuận và UBND phường Phổ Hòa đối với 02 công trình: Tuyến đường Trà Câu – Phổ Phong đi Nghĩa địa thôn Thanh Bình và công trình Kè Lò Bó đoạn qua KDC số 02 thôn An Thường, Phổ Hòa.
+ Qua thanh tra, đã giúp các đơn vị được thanh tra nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, khắc phục những hạn chế, sai sót đã được Đoàn thanh tra chỉ rõ và nêu trong Kết luận thanh tra, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; Đoàn thanh tra đã kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với 05 đơn vị là đối tượng thanh tra và các cá nhân có liên quan, kiến nghị nhiều biện pháp hành chính nhằm khắc phục và chấn chỉnh đối tượng thanh tra, các đơn vị có liên quan; kiến nghị thu hồi và đã thực hiện xong việc thu hồi nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền 25.246.000 đồng; 
- Năm 2022, Thanh tra thị xã đã tham mưu Chủ tịch UBND thị xã thành lập các Đoàn thanh tra và triển khai hoàn thành kế hoạch thanh tra năm 2022, tiến hành 03 cuộc/06 đối tượng thanh tra, kết quả: ban hành 03 Kết luận thanh tra: Kết luận thanh tra số 47/KL-UBND ngày 05/5/2022 về thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bồi thưỡng, hỗ trợ v

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hieu_qua.docx