Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng giai đoạn 2021 - 2025

Như chúng ta được biết, công tác kế toán đóng vai trò quan trọng trong nhà trường: chăm lo đến chế độ chính sách cho đội ngũ CBGV- CNV và học sinh trong nhà trường. Trên tinh thần đảm bảo đúng pháp luật, đúng nguyên tắc tài chính và đúng theo qui chế đã được xây dựng vào đầu năm.

Vai trò công tác kế toán trường học là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo cho đội ngũ yên tâm công tác, chăm lo cho chế độ chính sách của từng thành viên trong trường và tạo thêm động lực thúc đẩy cho mỗi cá nhân cố gắng tích cực trong công việc thực hiện nhiệm vụ được giao tốt hơn.

Kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ, đuợc xác định giao hàng năm trên cơ sở biên chế, được cấp có thẩm quyền giao kể cả biên chế dự bị và định mức phân bổ ngân sách Nhà nước tính trên biên chế; các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ qui định.

* Nội dung chi của kinh phí bao gồm:

a) Các khoản chi thanh toán cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định.

b) Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, công tác phí trong nước, chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.

Các khoản chi trên được sự giám sát và theo dõi của các cấp như kho bạc, Phòng tài chính kế hoạch huyện. Hằng năm kế toán tham mưu với thủ trưởng đơn vị và công đoàn nhà trường để đề ra quy chế chi tiêu nội bộ cho trường và nộp về cấp trên lưu để đối chiếu khi thẩm tra chứng từ.

Với trọng trách của công việc đòi hỏi sự chính xác, kịp thời đúng theo quy định của Bộ tài chính, phòng tài chính và tình hình của nhà trường. Bản thân đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp để làm tốt công tác kế toán trong trường học” để làm tốt hơn công việc chuyên môn trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo.

docx 9 trang Lê Ngọc 01/02/2025 1291
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng giai đoạn 2021 - 2025", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng giai đoạn 2021 - 2025

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng giai đoạn 2021 - 2025
Sáng kiến về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng giai đoạn 2021 - 2025
***
- Họ và tên: Đặng Hồng Thái
- Chức vụ: Trưởng phòng Lý luận chính trị - lịch sử Đảng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
I- Sự cần thiết của sáng kiến:
Trong những năm qua, công tác tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, chương trình, kế hoạch hành động của Đảng (sau đây gọi tắt là nghị quyết, chỉ thị của Đảng) được các cấp ủy, tổ chức đảng trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng theo hướng dẫn, quy định của Đảng; chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị của Đảng trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần phải khắc phục. Hình thức, nội dung tổ chức chậm được đổi mới; chất lượng các hội nghị học tập, quán triệt không cao; công tác tuyên truyền chưa được duy trì thường xuyên, chưa đa dạng. 
Trong tình hình mới, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, các phương tiện, loại hình thông tin, tuyên truyền phát triển phong phú, đa dạng, đa chiều đã làm thay đổi cách sống, phương pháp làm việc, học tập và tiếp cận thông tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đặt ra yêu cầu các nghị quyết, chỉ thị của Đảng cần phải được lan tỏa nhanh chóng, kịp thời và sớm đi vào cuộc sống. Do vậy, cần thiết phải có sự đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
II - Giải pháp:
1. Nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đối với lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng
- Cấp ủy, ban thường vụ, nhất là đồng chí bí thư cấp ủy các cấp nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng và nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. 
- Cấp ủy các cấp thường xuyên quán triệt, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đưa nội dung công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị của Đảng vào sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị, địa phương, xem đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tập thể (cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương) hằng năm. 
2. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng
2.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
- Việc tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng phải xây dựng kế hoạch cụ thể, thành lập ban tổ chức hội nghị do thường trực cấp ủy làm trưởng ban. Đồng chí bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, chủ trì học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
- Hội nghị học tập, quán triệt được tổ chức nghiêm túc, đảm bảo thời gian theo quy định; sau học tập dành thời gian thích hợp cho việc thảo luận, giải đáp thắc mắc, thống nhất chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết.
- Sau mỗi đợt học tập nghị quyết, chỉ thị, đảng viên phải viết bài thu hoạch (trừ đảng viên đã được xác nhận không phải viết thu hoạch) theo nội dung, yêu cầu cụ thể phù hợp với từng đối tượng. Nội dung bài thu hoạch phải nêu rõ được nhận thức về nội dung nghị quyết, chỉ thị, đồng thời đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện ở địa phương, đơn vị, đảm bảo phù hợp với vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân.
- Cấp ủy cấp trên thành lập các Tổ công tác trực tiếp dự, nắm tình hình, theo dõi, giám sát việc học tập, tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng ở cấp dưới. 
2.2. Đổi mới, đa dạng hóa đối tượng, các hình thức học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng
2.2.1. Đổi mới về đối tượng:
- Đối với báo cáo viên: 
Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị phải tiên phong, gương mẫu trực tiếp quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là các nghị quyết, chỉ thị liên quan đến những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm... Ngoài ra, cần tăng cường mời các chuyên gia (trong tỉnh, trong nước và cả nước ngoài); báo cáo viên am hiểu sâu từng lĩnh vực.
- Đối với người nghe (người tham gia học tập, quán triệt): 
Đối tượng người nghe không chỉ là cán bộ, đảng viên như trước đây, mà còn là người dân, doanh nghiệp, nhà khoa họclà những đối tượng chịu tác động trực tiếp khi nghị quyết, chỉ thị đó được ban hành. 
2.2.2. Đổi mới về hình thức quán triệt:
Tuỳ theo yêu cầu của từng nghị quyết, chỉ thị để áp dụng hình thức học tập phù hợp ở địa phương, đơn vị. 
- Hình thức học tập truyền thống (tổ chức tại hội trường): 
Hội nghị phải được tổ chức nghiêm túc, bài bản; tập trung, đổi mới hình thức, kết hợp giữa nghe phổ biến, quán triệt với đối thoại, tăng cường tương tác giữa người nghe và báo cáo viên; dành ít nhất 1/4 thời gian để thảo luận, giải đáp, trao đổi thống nhất chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết. Khi cần thiết, ban tuyên giáo cấp ủy tham mưu mời báo cáo viên cấp trên, các chuyên gia, lãnh đạo, các ngành, các nhà khoa học thực hiện báo cáo, trao đổi về nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
- Hình thức trực tuyến: 
Đây là hình thức phù hợp với xu thế phát triển công nghệ của giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong tình huống có thiên tai, dịch bệnh. Kết nối hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết trực tuyến từ Trung ương đến cấp xã. Phấn đấu đến hết năm 2022 trang bị hệ thống hội nghị trực tuyến cho 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 
- Hình thức thông qua hệ thống truyền hình, truyền thanh:
 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy lựa chọn nội dung, phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hỉnh tỉnh thực hiện truyền hình, truyền thanh trực tiếp (hoặc phát lại, lựa chọn nội dung trọng tâm, có thể chia nhỏ nội dung để phát nhiều kỳ) xuống cơ sở, giúp toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân theo dõi, học tập. Cấp ủy cấp huyện, cấp xã chỉ đạo việc học tập, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị thông qua hệ thống truyền thanh ở cấp mình.
- Hình thức học tập, quán triệt thông qua hội thảo, tọa đàm:
Ban Tuyên giáo tham mưu cấp ủy lựa chọn nội dung (chủ yếu các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện nghị quyết của cấp ủy; các nội dung mới, đột phá trong nghị quyết, có thể tổ chức hội thảo, tọa đàm theo nhóm nghị quyết, chương trình hành động có liên quan nhau) để tổ chức các hội thảo, tọa đàm trực tuyến theo từng chuyên đề gắn với từng nghị quyết, chỉ thị, nội dung quan trọng, hoặc theo từng nhóm vấn đề. Tại đây sẽ có đại diện cấp ủy, cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên ngành, đồng thời mời chuyên gia các bộ, ngành, báo cáo viên Trung ương, các nhà khoa học, doanh nghiệp, đại diện của người dân tham gia, cùng phân tích, thảo luận chuyên sâu, đánh giá sát thực trạng, phân tích làm rõ hơn các nội dung cốt lõi, đồng thời hiến kế, đề xuất, xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu nghị quyết, chỉ thị đã đề ra. 
2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên các cấp 
- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên các cấp đủ số lượng, có chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ, năng lực chuyên môn. Định kỳ hằng năm, có kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức hội thi báo cáo viên giỏi nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên ở các cấp. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, thay thế đội ngũ báo cáo viên, đảm bảo tinh gọn, chất lượng.
2.4. Đầu tư cơ sở vật chất; đối mới tài liệu phục vụ công tác học tập, tuyên truyền, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng
- Các cấp ủy cần quan tâm chuẩn bị cơ sở vật chất, tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ việc học tập, quán triệt và tuyên truyền, phổ biến nghị quyết, chỉ thị như: hội trường, trang thiết bị kỹ thuật (mạng internet, máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu, hệ thống hội nghị trực tuyến, các ứng dụng hội nghị trực tuyến ), phương tiện tuyên truyền, nhất là hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở; tài liệu...
- Xây dựng, quản lý, sử dụng tài liệu học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng đúng quy định, phù hợp thực tiễn. Ngoài tài liệu do Trung ương phát hành; Ban tuyên giáo tỉnh ủy chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan có kế hoạch biên soạn các đề cương, tài liệu phù hợp với từng đối tượng học tập; chuyển tải những nội dung cốt yếu của nghị quyết, chỉ thị thành những phóng sự, phim chuyên đề, clip ngắn; tăng cường sử dụng hình thức thiết kế đồ họa (infographic) hoặc media sinh động, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ; mở những chuyên mục học tập nghị quyết theo dạng hỏi đáp phát trên sóng phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tửgiúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân tiếp thu nhanh và dễ dàng hơn.
- Triển khai quét mã QR để gửi tài liệu cho đối tượng tham gia học tập, quán triệt.
3. Đổi mới, nâng cao chất lượng việc xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch hành động của cấp ủy thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng
- 100% chỉ thị, nghị quyết của Đảng phải được các cấp ủy, tổ chức đảng cụ thể hóa, tổ chức thực hiện ở cấp mình bằng các chương trình, kế hoạch hành động. Khi ban hành phải được quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhất là các đối tượng trực tiếp triển khai thực hiện. 
- Chương trình, kế hoạch hành động của các cấp ủy thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên phải được cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy nghiên cứu, thảo luận kỹ, tăng cường mở rộng lấy ý kiến đóng góp trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân; đảm bảo cụ thể, ngắn gọn, thiết thực, hiệu quả, gắn với đặc thù, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong đó, thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực, lộ trình; trách nhiệm của tập thể, cá nhân; điều kiện để tổ chức thực hiện, thể hiện quyết tâm đổi mới, sáng tạo và phải đảm bảo khả thi, thiết thực, hiệu quả. Kiên quyết khắc phục tình trạng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động qua loa, sao chép, thiếu thực tiễn, làm có tính chiếu lệ, đối phó... 
- Định kỳ hằng năm kiểm tra, giám sát, rà soát, đánh giá tiến độ thực hiện chương trình hành động, kế hoạch thực hiện nghị quyết đã đề ra. Kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch đề ra là cơ sở quan trọng để đánh giá hằng năm và cả nhiệm kỳ đối với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, người đứng đầu. 
4. Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị của Đảng
Công tác tuyên truyền nghị quyết phải thực hiện thường xuyên, liên tục trong cả quá trình thực hiện hiện và bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng gồm:
- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng của lực lượng cán bộ chủ chốt, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp; các nhà khoa học, chuyên gia am hiểu sâu về những lĩnh vực của nghị quyết. 
- Cán bộ, đảng viên phải nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, phát huy trách nhiệm trong việc học tập và tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng tới người thân, cán bộ, đảng viên, hội viên và quần chúng nhân dân ở nơi công tác và nơi cư trú.
- Phát huy thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền trên không gian mạng (các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử các cơ quan, đơn vị; các trang mạng xã hội; xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh).
- Tăng cường tổ chức các hội nghị chuyên đề về triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể hóa việc triển khai thực hiện nghị quyết. Trong đó chú trọng kết nối giữa chủ thể tổ chức triển khai thực hiện với đối tượng chịu sự tác động từ các chương trình, đề án, kế hoạch.
- Ban Tuyên giáo cấp ủy phối hợp với các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để tổ chức các hội thi tìm hiểu các nghị quyết, chỉ thị của Đảng trên internet, qua đó giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân dễ tiếp cận thông tin theo cách ngắn gọn, trọng tâm, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ phóng viên, văn nghệ sỹ sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật để đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh tới toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác sơ, tổng kết; kịp thời biểu dương, khen thưởng
- Định kỳ hằng năm, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp tham mưu cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát việc học tập, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
- Tất cả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng phải được sơ kết, tổng kết theo định kỳ (theo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên); hằng năm trong báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cấp ủy các cấp phải có nội dung kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng; kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt, có hình thức phê bình, xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng trong việc tổ chức quán triệt, học tập và tuyên truyền thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Sử dụng mạng nội bộ của Đảng và mạng rộng để cung cấp thông tin tham khảo, thông tin chuyên đề cho báo cáo viên, tuyên truyền viên chuyên sâu. Cụ thể như sau:
2.1 – Đối với thông tin mật:
- Cách thứ nhất: Ưu tiên gửi trực tiếp đến địa chỉ mạng nội bộ của Đảng cho các cơ quan, cá nhân báo cáo viên, tuyên truyền viên chuyên sâu. 
- Cách thứ hai: Nếu trường hợp báo cáo viên, tuyên truyền viên chuyên sâu không có địa chỉ mạng nội bộ thì gửi qua địa chỉ mail cá nhân và được đảm bảo thực hiện bảo mật ở hai cấp độ: cấp độ 1 là chế độ bảo mật của mail cá nhân và cấp độ 2 là chế độ bảo mật của Trung tâm thông tin được cài trong văn bản Word và chỉ được cung cấp password cho người được quyền sử dụng biết. Với bảo mật ở 2 cấp độ này sẽ tránh được tối đa hacker khai thác. Vì nếu hacker có đột nhập được vào địa chỉ mail cá nhân thì cũng không thể nào lấy được tài liệu vì không thể biết password của Trung tâm Thông tin để mở tài liệu.
- Cách thứ ba: Trường hợp cá nhân không có địa chỉ mạng nội bộ và cũng không sử dụng mail cá nhân (trường hợp này nếu có thì cũng rất ít) thì cũng thực hiện gửi bằng văn bản giấy theo truyền thống.
2.2 - Đối với những thông tin không mật:
- Đối với những thông tin không có tính mật được cật nhật trực tiếp trên Trang thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên tại mục tuyên truyền miệng/tài liệu tham khảo để các báo cáo viên, tuyên truyền viên vào tham khảo.
III- Phạm vi áp dụng và tổ chức thực hiện:
1- Phạm vi áp dụng: Toàn tỉnh
2 - Tổ chức thực hiện 
- Bước 1: Xin chủ trương của lãnh đạo Ban để xây dựng đề án, sau đó trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành đề án.
- Bước 2: Tổ chức quán triệt đề án cho các cấp ủy, cán bộ, công chức toàn tỉnh. Căn cứ vào từng nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của để án để ban hành các 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_nang_cao_chat_luong_cong_tac_n.docx